Gánh nặng từ làn sóng giảm phát thứ ba

QUỐC HƯNG 08/09/2015 10:35

Sự bất ổn hay khủng hoảng của thị trường mới nổi đã đẩy nền kinh tế thế giới đang đứng trước gánh nặng của một làn sóng giảm phát mới.

Bài viết của tác giả Dominic Rossi - một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, trên tạp kinh doanh Financial Times số ra tuần trước cho biết, nền kinh tế thế giới đang đối mặt với làn sóng giảm phát lần thứ 3, trong vòng chưa đầy một thập kỷ qua. Làn sóng giảm phát lần nhất diễn ra do khủng hoảng nhà đất và tài chính bắt nguồn từ Mỹ hồi năm 2008-2009 và sau đó là giai đoạn khủng hoảng của đồng tiền chung châu Âu - euro, năm 2011-2012. Và lần này, do sự khủng hoảng từ các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Nga trong khi kinh tế Brazil vừa chính thức rơi vào suy thoái.

Cuộc khủng hoảng của các nền kinh tế mới nổi được xác định là bắt đầu từ thị trường trao đổi ngoại tệ và sau đó kéo theo một số lĩnh vực khác như hàng hóa, nợ, chứng khoán và nền kinh tế thực. Những yếu tố này được xem không khác nhiều so với hai làn sóng giảm phát trước đó. Tỷ như trong vài tháng tới, giá cổ phiếu của các thị trường chứng khoán mới nổi dự báo có thể chạm đáy. Nhưng phải mất nhiều năm khan hiếm nguồn vốn để khôi phục giá cổ phiếu chứng khoán đầu tư ồ ạt. Tuy nhiên, khi xem giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục thì cuộc giảm phát lần thứ ba bắt nguồn từ việc khủng hoảng thị trường mới nổi sẽ tạo ra cú sốc cả về giá và về lượng. Hiện thị trường mới nổi bao gồm các nền kinh tế Brazil, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc, là khu vực chiếm 38% tổng GDP thế giới (con số là 52% nếu tính theo phương pháp ngang giá sức mua). Còn trước đó, cuộc khủng hoảng hồi năm 1997 đã dẫn tới một cú sốc về giá, khi đó đẩy mức thu nhập và tiêu dùng thực của các nước phát triển tăng lên.

Thế giới đang đứng trước gánh nặng của một làn sóng giảm phát mới. (Ảnh: Internet)
Thế giới đang đứng trước gánh nặng của một làn sóng giảm phát mới. (Ảnh: Internet)

Cũng theo Financial Times, làn sóng giảm phát thứ ba mang tính tiêu cực lần này tác động lớn làm cho hoạt động kinh tế hay GDP của toàn cầu giảm sút là điều không thể tránh được. Giảm phát của nền kinh tế được phản ánh qua hiện tượng cung vượt cầu, dẫn tới suy giảm sản xuất trong nước. Khi đó, giá cả luôn phải chịu áp lực giảm và các nước đang phát triển sẽ phải giảm nguồn cung để giá có thể ổn định trở lại. Ngoài ra, giảm phát có khả năng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và làm giảm khả năng mua sắm thấp hơn mức độ cung cấp. Các chuyên gia phân tích khẳng định việc phá giá tiền tệ trong thời gian qua, như vừa xảy ra tại Trung Quốc không những không thúc đẩy được các hoạt động xuất khẩu mà sản lượng nhập khẩu cũng giảm sút, gây cú sốc giảm tốc trong hoạt động thương mại toàn cầu.

QUỐC HƯNG

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Gánh nặng từ làn sóng giảm phát thứ ba
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO