Giá phân bón hôm nay 16/5: Tăng mạnh tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Giá phân bón hôm nay 16/5: Tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, nhiều loại phân bón đồng loạt tăng giá, trong khi khu vực miền Bắc vẫn giữ mức giá ổn định.
Cụ thể, tại Đông Nam Bộ - Tây Nguyên, phân urê Cà Mau và Phú Mỹ tăng từ 20.000 - 30.000 đồng/bao, hiện được bán với giá từ 610.000 đến 660.000 đồng/bao. Đáng chú ý, phân NPK 20-20-15 TE Bình Điền tăng mạnh từ 30.000 đến 90.000 đồng/bao, đưa giá bán lên khoảng 890.000 - 930.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao | |||
KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN | |||
Tên loại | Ngày 14/5 | Ngày 16/5 | Thay đổi |
Phân URÊ | |||
Cà Mau | 610.000 - 620.000 | 610.000 - 650.000 | + 30.000 |
Phú Mỹ | 590.000 - 600.000 | 610.000 - 660.000 | + 20.000 |
Phân KALI bột | |||
Cà Mau | 500.000 - 580.000 | 500.000 - 580.000 | - |
Phú Mỹ | 490.000 - 570.000 | 490.000 - 570.000 | - |
Phân NPK 16 - 16 - 8 | |||
Cà Mau | 660.000 - 750.000 | 660.000 - 750.000 | - |
Phú Mỹ | 660.000 - 750.000 | 650.000 - 750.000 | - |
Đầu Trâu | 670.000 - 750.000 | 670.000 - 750.000 | - |
Phân NPK 20 - 20 - 15 TE | |||
Bình Điền | 800.000 - 900.000 | 890.000 - 930.000 | + 90.000 + 30.000 |
Phân Lân | |||
Lâm Thao | 290.000 - 330.000 | 290.000 - 330.000 | - |
Trong khi đó, tại miền Bắc, thị trường phân bón không có biến động mới. Phân NPK 16-16-8 của Việt Nhật và Phú Mỹ vẫn được bán ra với mức giá từ 730.000 đến 760.000 đồng/bao. Phân Supe lân Lâm Thao tiếp tục giữ giá thấp, dao động trong khoảng 250.000 - 270.000 đồng/bao.
Đối với phân kali bột, giá vẫn được giữ ổn định trên cả nước, phổ biến từ 490.000 đến 580.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao | |||
KHU VỰC MIỀN BẮC | |||
Tên loại | Ngày 14/5 | Ngày 16/5 | Thay đổi |
Phân URÊ | |||
Hà Bắc | 560.000 - 590.000 | 560.000 - 590.000 | - |
Phú Mỹ | 540.000 - 580.000 | 540.000 - 580.000 | - |
Phân NPK 16 - 16 - 8 + TE | |||
Việt Nhật | 420.000 - 440.000 | 420.000 - 440.000 | - |
Phân Supe Lân | |||
Lâm Thao | 250.000 - 270.000 | 250.000 - 270.000 | - |
Phân NPK 16 - 16 - 8 | |||
Việt Nhật | 730.000 - 760.000 | 730.000 - 760.000 | - |
Phú Mỹ | 750.000 - 760.000 | 750.000 - 760.000 | - |
Phân KALI bột | |||
Canada | 510.000 - 530.000 | 510.000 - 530.000 | - |
Hà Anh | 510.000 - 540.000 | 510.000 - 540.000 | - |

Nông dân lo ngại giá phân bón tăng cao, mong sớm ổn định trở lại
Theo Báo Cần Thơ, trong thời gian gần đây, giá lúa và nhiều sản phẩm nông sản đã không còn giữ được mức cao như năm trước. Trong khi đó, giá nhiều loại phân bón lại liên tục tăng trong khoảng ba tháng qua. So với đầu năm 2025 và cùng kỳ năm trước, mức giá hiện tại đã vọt lên rất cao.
Phân bón vô cơ, đặc biệt là phân DAP và phân urê, ghi nhận mức tăng mạnh nhất, với mỗi bao 50kg có thể tăng từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Trong khi đó, các loại phân NPK, kali và lân cũng tăng nhưng ít hơn.
Nguyên nhân của đợt tăng giá này không chỉ đến từ cung cầu trong nước mà còn chịu tác động từ thị trường thế giới. Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu nhiều loại phân bón và nguyên liệu sản xuất. Giá thế giới tăng cùng với chi phí đầu vào như điện, xăng dầu, nhân công và vận chuyển leo thang đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành trong nước.
Ngoài ra, việc nhập khẩu gặp khó khăn và phát sinh thêm chi phí khiến nguồn cung phân bón bị ảnh hưởng. Nhiều khâu trung gian cũng làm giá bán tới tay người nông dân bị đội lên so với giá gốc từ nhà máy hay đầu mối nhập khẩu. Tình trạng này không chỉ gây áp lực cho nông dân mà cả người kinh doanh, bán lẻ phân bón cũng gặp khó khăn, tất cả đều mong giá phân sớm giảm trở lại.
Việc giá phân tăng cao khiến chi phí sản xuất lúa và cây trồng khác tăng theo, tạo nhiều rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh giá nông sản đầu ra không còn hấp dẫn như trước. Nông dân lo ngại lợi nhuận bị giảm mạnh và khó xoay xở vốn, nhất là khi các đại lý vật tư nông nghiệp hạn chế việc bán thiếu.
Người dân mong ngành chức năng sớm có giải pháp kéo giảm giá phân bón và các vật tư thiết yếu, đồng thời ổn định đầu ra cho nông sản để yên tâm sản xuất. Cần đẩy mạnh kiểm soát thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng để bảo vệ quyền lợi người dùng.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng cần tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chủ động phòng ngừa sâu bệnh và tiết kiệm chi phí đầu vào, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất trong bối cảnh khó khăn hiện nay.