Giai đoạn 2014 - 2020, hình thành trung tâm dệt may Quảng Nam

PHÚC LÂM 10/02/2014 08:21

Để thực hiện đề án Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020, UBND tỉnh đã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên, phụ liệu ngành dệt may xuống mức thấp (khoảng 50%). Từ năm 2014 - 2020, toàn tỉnh sẽ quy hoạch diện tích trồng cây bông nguyên liệu lên khoảng 10.000ha. Theo đề án, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dệt may giai đoạn 2011- 2015 là 21,1%, 2016 - 2020 là 20,3%. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đến năm 2015 đạt 3.282,5 tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994) và 5.627,8 tỷ đồng (tính theo giá so sánh 2010); tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (tính theo giá so sánh 2010) đến 2015 là 9,2% và 2020 là 10,6%.  Ngoài ra, sẽ hình thành trung tâm dệt may Quảng Nam gồm các nhà máy công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành dệt may trong tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; phát triển mở rộng các nhà máy may làm vệ tinh tại các địa phương trên địa bàn tỉnh (tập trung ưu tiên tại các xã nông thôn mới).

Giai đoạn 2014 - 2020 sẽ ưu tiên đầu tư chương trình phát triển cây nguyên liệu; phát triển nguồn nhân lực; kêu gọi, xúc tiến đầu tư hình thành khu, cụm công nghiệp dệt may và trung tâm phát triển nguồn nguyên, phụ liệu. Một số dự án trọng điểm là đến năm 2015, đầu tư 45 tỷ đồng trồng 1.500ha diện tích cây bông vải vụ có tưới; đến 2020, trồng 3.000ha vụ có tưới và 2.000ha vụ mưa với vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. Ngoài ra, kêu gọi Tập đoàn Dệt may Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất sợi công suất 30.000 cọc tại xã Hương An - Quế Sơn với tổng mức 300 tỷ đồng; ưu tiên xúc tiến, kêu gọi đầu tư nhà máy dệt nhuộm, công suất 22 triệu mét/năm với vốn đầu tư 790 tỷ đồng...

PHÚC LÂM

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Giai đoạn 2014 - 2020, hình thành trung tâm dệt may Quảng Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO