"Giải mã" cổ vật

23/01/2016 07:48

Di sản của tiền nhân không phải lúc nào cũng dễ dàng được “giải mã” nếu thiếu đi những cơ duyên lẫn dự cảm. Như câu chuyện xảy ra ở xứ Quảng: từ lỗ thủng trên một hiện vật gỗ Văn Hà, những mảnh rời của kiệt tác “Shiva khất thực” đến lớp xi măng bám trên tượng Nam Thần tài lộc Kubera…Truy tìm chỗ… cắm dùLê Văn Vĩnh, ông chủ trẻ của Không gian nhà Việt Nam tại Điện Bàn, tỏ ra rất thích “bộ sưu tập” hoàn chỉnh về nhà cổ Văn Hà, một phường mộc danh tiếng xứ Quảng. Di tích nhà 5 gian 2 chái kép duy nhất còn sót lại ở Quảng Nam giờ hiện diện tại Không gian nhà Việt Nam. Ngôi nhà được tạo tác bởi kíp thợ Văn Hà, có từ đời ông Cửu Dương (tức Chánh tổng Võ Trung Vượng ở xã Bình Quý, huyện Thăng Bình) hồi giữa cuối thế kỷ 19, đã truyền qua 3 đời. Bên trong gian nhà lưu giữ những vật dụng mà trước đây gia chủ hay dùng: sập, tủ, bàn thờ. Chiếc rương cất giữ giấy tờ và của cải quý được chạm trổ cầu kỳ, trở thành chiếc rương duy nhất sót lại tại Quảng Nam. Chúng tôi còn thấy có cả chiếc rương xe 3 ngăn đặt ở tây phòng chạm hoa văn chân quỳ lạ mắt, thau rửa bằng đồng đặt trên kệ 3 chân gấp quý giá, hay mẫu bàn xoay đặc trưng…Gian giữa ngôi nhà do thợ Văn Hà thực hiện được bảo tồn tại Không gian nhà Việt Nam.Nhưng có một hiện vật bình thường đặt trước hiên nhà lại “gây khó” cho Lê Văn Vĩnh suốt một thời gian dài. “Tôi mua về mà không biết đó là cái gì. Thế rồi một hôm ngồi nhìn cái lỗ thủng bên hông hiện vật đó, mới ngớ ra: đây là chỗ các cụ cắm dù trước khi bước vào nhà” - anh kể. Sở hữu ít nhất 11.000 hiện vật gỗ được lập hồ sơ công nhận Bảo tàng kiến trúc nhà cổ Việt Nam, vì sao Lê Văn Vĩnh lại “mù mờ” về một hiện vật tưởng rất quen thuộc ở không gian nhà cổ Văn Hà? Câu trả lời rất đơn giản, vì đó là cái duy nhất được tìm thấy.Từ lỗ thủng, Lê Văn Vĩnh lần tìm ra chức năng của hiện vật: chỗ người xưa cắm dù.Giờ đây, du khách trước khi bước chân qua thềm bất cứ ngôi nhà cổ nào đó trong quần thể hàng chục nhà cổ tại Không gian nhà Việt Nam, nếu chú ý sẽ thấy bộ cắm dù đặt trước hiên. Lê Văn Vĩnh bảo anh đã bắt chước người xưa để “nhân bản” một vật dụng quen thuộc…Tượng "Shiva khất thực" sau khi ráp nối các mảnh vỡ, lưu giữ tại Mỹ Sơn. Ảnh: V.KHOANhững mảnh vỡ của kiệt tácVào tháng 9.2016, tượng thần "Shiva khất thực" cùng 12 cổ vật phát hiện tại Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn từ sau năm 1975 sẽ “xuất ngoại”. Điểm đến là 3 bảo tàng của Đức, gồm Bảo tàng khảo cổ học LWL, Bảo tàng khảo cổ học quốc gia Chemnitz, Bảo tàng Reiss-Engelhorn. Hồi cuối năm 2005, "Shiva khất thực" cũng đã xuất ngoại, trưng bày tại triển lãm “Kho báu nghệ thuật Việt Nam: điêu khắc Chăm thế kỷ thứ 5 - thế kỷ 13” ở Bảo tàng Guimet (Pháp). Nhưng phải có cơ duyên kỳ lạ để một kiệt tác vỡ thành nhiều mảnh như "Shiva khất thực" được nhận diện và trở lại hình hài xưa cũ.Tượng Shiva khất thực được H.Parmentier khảo tả từ đầu thế kỷ 20. (ảnh tư liệu) Lớp “vỏ” bí ẩn trên tượng KuberaBức tượng Nam Thần tài lộc (Kubera) đã dời lần thứ 3 kể từ khi phát hiện tại lăng Bà Lồi ở xã Cẩm Thanh, thỉnh về trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử văn hóa Hội An rồi đến Bảo tàng Hội An. Năm 1989, TP.Hội An tổ chức khảo sát các di tích chuẩn bị hội thảo khoa học năm 1990, với sự tham gia của GS. Trần Quốc Vượng và nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương. Tại lăng Bà Lồi ở Cẩm Thanh, các thành viên phát hiện phía sau bức tượng Bà (đúc xi măng) có chất liệu đá sa thạch, từ đó lần ra các chi tiết của tượng Nam Thần tài lộc Kubera… Đã hơn 15 năm tượng Kubera được trả lại tên tuổi và phục dựng hoàn chỉnh, nhưng câu hỏi vì sao tượng Nam Thần thuộc phong cách Trà Kiệu muộn niên đại khoảng cuối thế kỷ 9 lại được thờ trong miếu Bà vẫn nằm trong vòng bí ẩn, như một hiện tượng lạ.Ngay từ năm 1909, nhà khảo cổ danh tiếng người Pháp H. Parmentier đã công bố thông tin về "Shiva khất thực". Đến năm 1963, một lần nữa cổ vật có gương mặt nhà tu khổ hạnh tay cầm bát ở khu đền tháp Mỹ Sơn này được J. Boisselier nhắc lại. Song hậu thế chỉ nhận biết về tượng qua các bức ảnh đen trắng. Cho đến khi kiến trúc sư Ba Lan Kazik đến Mỹ Sơn thực hiện dự án hợp tác trùng tu song phương Việt Nam - Ba Lan những năm đầu thập niên 1990. Tại tháp A’4, ông tìm thấy pho tượng đứng rất đẹp nhưng mất đầu và hai tay, đôi chân cũng chỉ còn ống thấp ống cao, liền mang về trưng bày ở góc đông bắc tháp D1…Bẵng đi 10 năm sau nữa, đến lượt các chuyên gia Ý vào cuộc tu bổ Mỹ Sơn. Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, người từng cộng tác với Kazik giai đoạn đầu, tiếp tục làm việc bên cạnh người Ý. Trong một lần dọn dẹp tại tháp A’4, ông Hỷ phát hiện một chân tượng gắn với đế rất lạ, liền cùng đồng sự khiêng về đặt tạm ở tháp D1. Lại là D1, như một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Vậy mà vẫn không ai nhận ra "Shiva khất thực", cho đến một ngày kia họa sĩ Hỷ tra cứu tư liệu của người Pháp, nảy sinh nghi ngờ bèn… ráp nối các mảnh vỡ. Trùng khít, dù vẫn đang thất lạc phần đầu và tay.Xâu chuỗi các sự kiện xoay quanh "Shiva khất thực" suốt một thế kỷ và đối chiếu hiện trạng, tác giả Marie-Christine Duflos vừa đặt nghi vấn trên tạp chí tiếng Pháp Études Cham studies: Rõ ràng đã xảy ra một sự hủy hoại lớn khi thân tượng bị cháy sém các mắt cá, còn phần vai và đầu bị mất!"Shiva khất thực", hồi sinh từ những mảnh vỡ, là một trong những kỳ duyên của Mỹ Sơn.HỨA XUYÊN HUỲNH
(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
"Giải mã" cổ vật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO