Tại thành phố San Francisco (Mỹ) vừa diễn ra lễ công bố Giải thưởng môi trường Goldman 2014, dành cho những người hoạt động môi trường thuộc 6 khu vực trên thế giới.
1. Đầu tiên là nhà hoạt động môi trường từ Nam Phi Desmond D’Sa. Là người sinh trưởng và làm việc gần các nhà máy hóa chất nên D’sa hiểu rất rõ về tác hại của chất thải từ các nhà máy, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hậu quả là hơn một nửa trong tổng số 300 nghìn người nơi các nhà máy này hoạt động tại thủ đô Durban đều có dấu hiệu của bệnh hen suyễn và số ca bệnh ung thư ngày càng tăng. Desmond D’Sa nhận giải thưởng nhờ nỗ lực trong cuộc đấu tranh xóa bỏ một trong những bãi chất thải độc hại lớn nhất của Nam Phi.
Desmond D’Sa vận động mọi người xóa bỏ các bãi chất thải gây nguy hại tại Nam Phi. |
2. Là một trong những quốc gia nổi tiếng về sản xuất dầu cọ, đem về hàng tỷ USD cho Indonesia mỗi năm nhưng dầu cọ đã khiến hàng chục công ty bất chấp lợi nhuận, chặt phá gần 500 héc ta diện tích rừng ở phía bắc Sumatra - một trong những khu rừng da dạng sinh học nhất của thế giới. Nhà sinh học Rudi Putra đã vận động thành công các trưởng làng, các quan chức địa phương và cảnh sát để ủng hộ chiến dịch chống chặt phá rừng. Họ thu thập được 1,4 triệu chữ ký trên toàn cầu và đệ trình lên Chính phủ Indonesia đóng cửa 26 đồn điền dầu cọ bất hợp pháp, là thủ phạm gây ra nạn phá rừng tại đây.
Các chủ nhân của giải Goldman 2014 sẽ nhận giải thưởng trị giá 175 nghìn USD, tăng 25 nghìn USD so với các năm trước. Khởi động từ năm 1990 với sự tài trợ của hai nhà nhân đạo Richard và Rhoda Goldman, giải thưởng nhằm tôn vinh những nhà hoạt động môi trường vì cộng đồng tại khu vực châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và các quốc đảo. |
3. Nhà động vật học người Nga Suren Gazaryan được tôn vinh nhờ phát động các chiến dịch để bảo vệ các khu bảo tồn ở Sochi trước tình trạng chiếm dụng đất trái phép cho các dự án xây dựng phục vụ thế vận hội Olympic diễn ra hồi tháng hai vừa qua. Suren Gazaryan lên tiếng, rằng những khu bảo tồn thiên nhiên sẽ được bảo vệ cho đến thế hệ mai sau, chúng ta phải hiểu, thiên nhiên là cái mà con người không được bán đi hay phá hoại vì bất cứ lý do gì.
4. Trong khi đó, cũng với lòng quả cảm và những sáng kiến vì môi trường sống, từ quán cà phê internet nhỏ của mình, nhà hoạt động môi trường Ấn Độ Ramesh Agrawal thành công với chiếc dịch vận động mọi người ngăn chặn dự án khai thác than đá với quy mô lớn tại ở tiểu bang Chhattisgarh, Ấn Độ khi chúng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
5. Từ Peru, nhà hoạt động môi trường Ruth Buendia, bà mẹ của 5 đứa con được giải thưởng với nỗ lực góp sức vào chiến dịch ngăn chặn xây dựng hai con đập lớn ở Peru mà các nhà môi trường khẳng định sẽ phá hủy các vùng đất bao năm nay mà người Ashaninka sinh sống và khiến họ phải di dời. Người Ashaninka sẽ phải chịu những tác động nghiêm trọng về môi trường và xã hội do các dự án thủy điện gây ra. Việc xây dựng các đập thủy điện có thể làm ngập các khu rừng xung quanh, đe dọa chất lượng nước, gây nguy hiểm cho đa dạng sinh học, làm tuyệt chủng nhiều quần thể cá…
6. Luật sư người Mỹ Helen Slottje được ghi nhận vì đã giúp cộng đồng chống lại dự án khoan dầu tại tiểu bang New York thông qua việc khám phá ra các lỗ hổng pháp lý trong quản lý lĩnh vực này.
KIM OANH