(QNO) - Gã khổng lồ Google vừa giới thiệu tính năng kiểm tra độ xác thực của thông tin trên các trang báo mạng cho phép đọc giả biết được liệu rằng bài báo mình đọc có đúng sự thật hay không.
Tính năng này được Google cho ra mắt trong bối cảnh ngày bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần và người dân cần những thông tin chính xác về cuộc tranh cử giữa hai ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trump.
Trong một tuyên bố mới đây, Google cho hay hãng này mới phát triển thành công tính năng kiểm tra độ xác thực của thông tin trên các trang báo mạng với tên gọi "Fact-check". "Trong suốt 7 năm qua kể từ khi bắt đầu thành lập các trang thông tin của Google News như In-Depth, Opinion, Wikipedia chúng tôi đã nhận được những phản hồi tích cức từ phía đọc giả về việc dễ dãng tiếp cận những thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khác nhắc. Hôm nay, chúng tôi chính thức công bố tính năng mới có tên Fact-check giúp đọc giả có thể kiểm tra độ chính chính xác của các thông tin", đại diện công ty chia sẻ.
Thông qua thuật toán của trang schema.org hay còn biết với cái tên khác là ClaimReview, những mẩu tin sẽ được liên kết với trang này từ đó cho phép đọc giả có thể kiểm chứng thông tin mà họ đọc trên mạng. Những thông tin kiểm chứng liên quan sẽ hiển thị ngay dưới tiêu đề bài báo giúp người đọc nhận ra liệu đây có phải thông tin "lá cải" hoặc bị "thổi phồng" để câu view hay không.
Hiện tại, tính năng này mới chỉ đang được Google chạy thử nghiệm ở Mỹ và Anh trên các trang báo mạng thuộc Google News và các ứng dụng tin tức, thời tiết chạy trên nền tảng Android và iOS. Ngoài ra bất cứ trang báo mạng nào cũng có thể đăng ký tham gia mạng lưới Fact-check này của Google. Các trang web muốn bài viết của họ đủ điều kiện chỉ cần bổ sung thêm một loại định dạng của Schema.org.
Tính năng Fact-checking đang dần trở nên phổ biến giữa các trang báo mạng. Mạng lưới Fact-checking của Google News bao gồm các nhánh như International Fact-Checking Network, PolitFact và FullFact sẽ có nhiệm vụ phân tích, đánh giá những phát biểu của chính trị gia hoặc diễn giả từ đó đưa đó ra kết luận về độ chính xác của bài phát biểu. Điển hình như ứng cử viên Đảng cộng hòa Donald Trump thường xuyên đưa ra những phát ngôn gây sốc và hàng loạt những cáo buộc liên quan đến đối thủ của mình. Tuy nhiên theo thống kê của PolitiFact đã đánh giá 71% phát ngôn của ông là sai sự thật
Trong khi đó, Facebook lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm duyệt và xác thực những thông tin xuất hiện trên Facebook Trending ( tính năng hiện thị những tin "hot" nhất trên mạng xã hội). Tính năng này của Facebook vốn đang gây nhiều tranh cãi liệu rằng những thông tin trên Facebook Trending hoàn toàn do thuật toán quyết định hay do con người xử lý thủ công.
Theo cafebiz.vn