(QNO) - Hạ huyết áp đơn giản bằng những loại rau xanh có trong vườn nhà bạn mà không phải ai cũng biết.
Các nghiên cứu về việc điều trị bệnh cao huyết áp cho thấy, muốn kiểm soát huyết áp cần điều tiết được hệ thần kinh trung ương, giảm mỡ máu và chống xơ vữa động mạch. Các nhà khoa học cũng nhận thấy, việc dùng thực phẩm để chữa bệnh cho hiệu quả khá rõ rệt. Bài viết sau đây xin giới thiệu 5 loại rau giúp hạ huyết áp mà người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
Rau ngót
Rau ngót khá lành tính, không chỉ được dùng như một món ăn bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh. 1 loạt các vitamin và muối khoáng có trong rau ngót, đặc biệt là Kali và vitamin B1, B2 rất tốt cho đối tượng là người già và trẻ em. Người cao huyết áp nên dùng rau ngót nấu canh ăn hằng ngày. Trong rau ngót có chứa papaverin, chất này có tác dụng gây dãn mạch, chống co thắt cơ trơn.
Rau ngót có tác dụng hạ huyết áp (Ảnh: Internet) |
Rau diếp
Trong thành phần của rau diếp, lượng kali cao gấp 27 lần lượng natri, tỷ lệ này rất có lợi cho sự cân bằng nước trong cơ thể và sự đào thải cặn bã, tăng cường bài tiết nước tiểu, giúp cải thiện tính năng co bóp của người tăng huyết áp.
Rau diếp thường dùng ăn sống nên phải chú ý gieo cấy sạch và rửa sạch trước khi ăn để tránh bị tiêu chảy.
Rau cải cúc
Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.
Rau cần tây
Rau cần tây có nhiều vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh.
Có thể dùng nước ép rau cần tây hoặc nấu nước uống hằng ngày rất tốt.
Rau cần còn chứa nhiều chất khoáng, chất xơ có tác dụng trấn tĩnh bảo vệ mạch máu, tăng cường phát triển xương, chống thiếu máu thiếu sắt.
Rau cải thìa
tính mát, vị ngọt, có tác dụng tán hàn tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc... Cải thìa có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với các bệnh tăng huyết áp, hở van tim, viêm thận, chảy máu lợi, hoại huyết và bệnh về huyết quản não.
Theo vietq.vn