Hạt nhân đoàn kết và phát triển nơi đại ngàn

ĐĂNG KHOA 16/11/2018 01:40

(QNO) - Đội ngũ già làng, những người uy tín là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, luôn là trung tâm đoàn kết cho mục tiêu phát triển của đồng bào các dân tộc nơi đại ngàn.

Tại không gian làng truyền thống Cơ Tu huyện Tây Giang, hằng năm huyện luôn tổ chức gặp mặt, động viên các già làng, những người có uy tín.
Tại không gian làng truyền thống Cơ Tu huyện Tây Giang, hằng năm huyện luôn tổ chức gặp mặt, động viên các già làng, những người có uy tín.

Họ là những tấm gương sáng, mẫu mực trong ứng xử, giao tiếp và là chỗ dựa tinh thần quan trọng đối với mọi thành viên trong cộng đồng dân cư. Họ là những người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, phát huy truyền thống cách mạng, bản sắc văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh, chủ quyền biên giới…

Già làng Ker Tíc ở thôn Ka Noonh 2 (xã A Xan) không chỉ là người gương mẫu trong các phong trào của địa phương, ông còn là nghệ nhân tiêu biểu đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Cơ Tu và chính Ker Tíc luôn tâm huyết, dành nhiều công sức để trao truyền nghề điêu khắc tượng gỗ cho lớp trẻ.
Già làng Ker Tíc ở thôn Ka Noonh 2 (xã A Xan) không chỉ là người gương mẫu trong các phong trào của địa phương, ông còn là nghệ nhân tiêu biểu đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Cơ Tu và chính Ker Tíc luôn tâm huyết, dành nhiều công sức để trao truyền nghề điêu khắc tượng gỗ cho lớp trẻ.

Nhằm lan tỏa tinh thần đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, xin giới thiệu một số hình ảnh về các già làng, những người có uy tín trên địa bàn vùng cao biên giới huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) – những người mà bằng kinh nghiệm, uy tín, lời nói và việc làm của mình được người dân trong cộng đồng tin tưởng, nghe và làm theo.

Ở Tây Giang – mọi người thường nhắc nhau và luôn nhớ về già làng C‘lâu Nâm - anh hùng lực lượng vũ trang, người có uy tín tiêu biểu của làng Pơr’Ning (xã Lăng). Với ông, trong lửa đạn khốc liệt của chiến tranh đã sẵn sàng đi đầu trong chiến đấu và chỉ huy chiến đấu một cách mưu trí, dũng cảm; trong hòa bình dựng xây quê hương, đất nước ông là già làng có uy tín và mãi mãi là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của của đồng bào Cơ Tu giữa đại ngàn Trường Sơn.
Ở Tây Giang – mọi người thường nhắc nhau và luôn nhớ về già làng C‘lâu Nâm - anh hùng lực lượng vũ trang, người có uy tín tiêu biểu của làng Pơr’Ning (xã Lăng). Với ông, trong lửa đạn khốc liệt của chiến tranh đã sẵn sàng đi đầu trong chiến đấu và chỉ huy chiến đấu một cách mưu trí, dũng cảm; trong hòa bình dựng xây quê hương, đất nước ông là già làng có uy tín và mãi mãi là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của của đồng bào Cơ Tu giữa đại ngàn Trường Sơn.
Già làng C‘lâu Blao – người con ưu tú của thôn Voòng (xã Tr’Hy). Trước đây, ông đã tiên phong trong việc mở tuyến đường nối 4 xã vùng biên giới: Tr’hy, Axan, Ch ơm, Gary với xã Lăng về trung tâm huyện Tây Giang; ông còn là nghệ nhân tài hoa có nhiều đóng góp quan trọng về khắc gỗ truyền thống của đồng bào Cơ Tu.
Già làng C‘lâu Blao – người con ưu tú của thôn Voòng (xã Tr’Hy). Trước đây, ông đã tiên phong trong việc mở tuyến đường nối 4 xã vùng biên giới: Tr’hy, Axan, Ch ơm, Gary với xã Lăng về trung tâm huyện Tây Giang; ông còn là nghệ nhân tài hoa có nhiều đóng góp quan trọng về khắc gỗ truyền thống của đồng bào Cơ Tu.
Nhiều nhà báo khi về Tây Giang đều có chung một ấn tượng sâu sắc khi băng rừng, vượt suối đến với làng Aur (xã A Vương); nơi đây, được ví như “một Singapore giữa lòng Trường Sơn” – một làng quê thật yên bình, đầm ấm và là một địa chỉ du lịch hấp dẫn cho những ai thích khám phá văn hóa từ đất và người Cơ Tu. Thành quả đó, không thể không nhắc đến vai trò của già làng Alăng Zèng (người đứng ngoài cùng, bên phải).
Nhiều nhà báo khi về Tây Giang đều có chung một ấn tượng sâu sắc khi băng rừng, vượt suối đến với làng Aur (xã A Vương); nơi đây, được ví như “một Singapore giữa lòng Trường Sơn” – một làng quê thật yên bình, đầm ấm và là một địa chỉ du lịch hấp dẫn cho những ai thích khám phá văn hóa từ đất và người Cơ Tu. Thành quả đó, không thể không nhắc đến vai trò của già làng Alăng Zèng (người đứng ngoài cùng, bên phải).
Bh'ríu Pố - già làng ở thôn Arớh (xã Lăng); người đã đi đầu trong việc bảo tồn giống cây bản địa quý mà người dân nơi đây thường gọi ông là: “vua sâm ba kích”. Chính ông đã giúp cho đồng bào Tây Giang phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong ảnh, già làng Bh'ríu Pố tại vườn sâm ba kích và tham gia xây dựng nhà Gươl – trung tâm sinh hoạt, biểu tượng văn hóa của đồng bào Cơ Tu.
Bh'ríu Pố - già làng ở thôn Arớh (xã Lăng); người đã đi đầu trong việc bảo tồn giống cây bản địa quý mà người dân nơi đây thường gọi ông là: “vua sâm ba kích”. Chính ông đã giúp cho đồng bào Tây Giang phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong ảnh, già làng Bh'ríu Pố tại vườn sâm ba kích và tham gia xây dựng nhà Gươl – trung tâm sinh hoạt, biểu tượng văn hóa của đồng bào Cơ Tu.
Cũng như các cộng đồng người khác, đồng bào Cơ Tu có quan niệm: “Sống có nhà, thác có mồ”; theo đó các già làng – những nghệ nhân tiêu biểu luôn tích cực tham gia khôi phục nhà mồ truyền thống, một nét văn hóa rất đặc sắc ở miền núi cao biên giới nhằm giới thiệu đến du khách khi tìm hiểu về văn hóa người Cơ Tu.
Cũng như các cộng đồng người khác, đồng bào Cơ Tu có quan niệm: “Sống có nhà, thác có mồ”; theo đó các già làng – những nghệ nhân tiêu biểu luôn tích cực tham gia khôi phục nhà mồ truyền thống, một nét văn hóa rất đặc sắc ở miền núi cao biên giới nhằm giới thiệu đến du khách khi tìm hiểu về văn hóa người Cơ Tu.
Để giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau, địa đạo A Nông đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh; đây là công trình tiêu biểu cho ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của đồng bào dân tộc Cơ Tu Tây Giang. Già làng A Lăng Đàn, thôn A rớt (xã A Nông) là một tiêu biểu.
Để giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau, địa đạo A Nông đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh; đây là công trình tiêu biểu cho ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của đồng bào dân tộc Cơ Tu Tây Giang. Già làng A Lăng Đàn, thôn A rớt (xã A Nông) là một tiêu biểu.
Già làng Atùng Vẻ (xã A Vương) giới thiệu về nói lý, hát lý, biểu diễn các loại nhạc cụ Cơ Tu… với nhạc sĩ Huy Hoàng.
Già làng Atùng Vẻ (xã A Vương) giới thiệu về nói lý, hát lý, biểu diễn các loại nhạc cụ Cơ Tu… với nhạc sĩ Huy Hoàng.
Đồng bào Cơ Tu có truyền thống cách mạng và văn hóa độc đáo. Họ luôn tin tưởng sâu sắc, một lòng, một dạ đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn. Các già làng và những người có uy tín ở vùng cao luôn khắc sâu lời dạy của Bác Hồ kính yêu:
Đồng bào Cơ Tu có truyền thống cách mạng và văn hóa độc đáo. Họ luôn tin tưởng sâu sắc, một lòng, một dạ đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn. Các già làng và những người có uy tín ở vùng cao luôn khắc sâu lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công!".

ĐĂNG KHOA

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Hạt nhân đoàn kết và phát triển nơi đại ngàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO