Hiểm họa tuyến đường huyết mạch qua các xã vùng cao Phước Sơn (clip)

ALĂNG NGƯỚC 09/09/2021 15:58

(QNO) - Từ khi xảy ra trận lũ quét vào cuối tháng 10.2020 đến nay, các tuyến đường huyết mạch ở vùng cao huyện Phước Sơn vẫn đầy hiểm trở. Nhiều đoạn dốc đá ngổn ngang, cầu cống đứt gãy... khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, rủi ro chực chờ.

Gần 1 năm xảy ra lũ quét, nhưng tuyến đường đi lên các xã vùng cao Phước Sơn vẫn rất nhiều ngổn ngang, hiểm trở. Ảnh: A.N
Gần một năm xảy ra lũ quét, nhưng tuyến đường đi lên các xã vùng cao Phước Sơn vẫn rất nhiều ngổn ngang, hiểm trở. Ảnh: A.N

Ông Hồ Văn Phức - Chủ tịch UBND xã Phước Thành cho biết, sau cơn bão số 9 năm ngoái, tuyến đường huyết mạch lên các xã vùng cao bị tàn phá nặng nề. Việc đi lại của người dân hết sức khó khăn, bởi cầu cống hư hỏng, những đoạn sạt lở vẫn chưa khắc phục xong.

"Gần năm qua, người dân vẫn đi lại trên tuyến đường đầy hiểm trở, lội bộ vượt sông suối vì cầu cống hư hỏng. Rủi ro từ việc đi lại này rất lớn, nhất là trong thời điểm vùng cao liên tục xuất hiện mưa lớn. Chính quyền và người dân mong nhà nước sớm đầu tư khôi phục tuyến đường để việc giao thương, cấp cứu người bệnh khi ốm đau, học sinh đến trường... được thuận lợi hơn" - ông Phức nói.

Đây là tuyến đường huyết mạch nên lưu luợng người đi lại mỗi ngày khá đông. Ảnh: A.N
Đây là tuyến đường huyết mạch nên lưu lượng người đi lại mỗi ngày khá đông. Ảnh: A.N

Ông Lê Quang Trung - Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho hay, trục đường huyết mạch qua các xã vùng cao Phước Kim, Phước Công, Phước Thành và Phước Lộc gồm các tuyến ĐH1, ĐH2 và ĐH5 đã được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tổng thể.

Tổng kinh phí xây dựng 3 tuyến đường này cộng với 2 chiếc cầu khoảng gần 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì phải thực hiện đúngtheo quy định các bước từ đề xuất chủ trương đầu tư cho đến chọn được nhà thầu... nên dự kiến cuối năm 2021 này mới có thể lựa chọn được đơn vị thi công.

Nhiều chiếc cầu về khu tái định cư bị cuốn trôi, chưa thể khắc phục. Ảnh: A.N
Nhiều chiếc cầu về khu tái định cư bị cuốn trôi, chưa thể khắc phục. Ảnh: A.N

Vì chưa thể sửa chữa được trong năm nay nên nguy cơ 3 tuyến ĐH trên xảy ra sạt lở, tắc đường là rất lớn khi mùa mưa đang cận kề. UBND huyện đã giao cho Phòng Kinh tế - hạ tầng khảo sát tất cả điểm có nguy cơ sạt lở và cắm biển báo trước ngày 30.9. Đồng thời rà soát các điểm thường xuyên sạt lở, khoét hàm ếch trên các tuyến đường này để có giải phải pháp xử lý tạm.

Clip cận cảnh một đoạn đường hiểm trở đi lên xã Phước Thành:

Bên cạnh đó, huyện Phước Sơn cũng chủ động bố trí kinh phí dự phòng từ ngân sách của huyện với phương châm “hư tới đâu sửa chữa tới đó” để đảm bảo đi lại an toàn cho nhân dân sau các trận mưa lớn.

Dọc tuyến giao thông liên xã Phước Kim, Phước Thành và Phước Lộc có hàng chục đoạn đường bị lũ và sạt lở đất cắt đứt. Để đảm bảo việc đi lại, chính quyền địa phương triển khai phương án mở đường tạm. Ảnh: A.N
Dọc tuyến giao thông liên xã Phước Kim, Phước Thành và Phước Lộc có hàng chục đoạn đường bị lũ và sạt lở đất cắt đứt. Để đảm bảo việc đi lại, chính quyền địa phương triển khai phương án mở đường tạm. Ảnh: A.N
Cận cảnh mố đường bị gãy sau trận lũ quét vào cuối năm 2020. Ảnh: A.N
Cận cảnh mố đường bị gãy sau trận lũ quét vào cuối năm 2020. Ảnh: A.N
Để đảm bảo an toàn cho người đi đường, chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo doc các điểm “đường cụt“. Ảnh: A.N
Để đảm bảo an toàn cho người đi đường, chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo dọc các điểm “đường cụt“. Ảnh: A.N
Nhiều đoạn dốc đá hiểm trở, nhưng người dân vẫn liều mình đi lại khi có việc cần. Ảnh: A.N
Nhiều đoạn đường dốc đá hiểm trở. Ảnh: A.N
Những rọ sắt lộ thiên sau thời gian phát huy tác dụng trở thành “chiếc bẫy” cho người đi đường. Ảnh: A.N
Những rọ sắt lộ thiên sau thời gian phát huy tác dụng trở thành “chiếc bẫy” cho người đi đường. Ảnh: A.N
Đường tạm đất đá trơn trượt, mùa mưa rất khó để người dân di chuyển. Ảnh: A.N
Đường tạm đất đá trơn trượt, mùa mưa rất khó để người dân di chuyển. Ảnh: A.N
Trong khi đó, tại một số điểm, chỉ cần một trận mưa nhỏ cũng tạo thành vũng nước sâu, đầy ẩn họa. Ảnh: A.N
Trong khi đó, tại một số điểm, chỉ cần một trận mưa nhỏ cũng tạo thành vũng nước sâu, đầy ẩn họa. Ảnh: A.N
Đồi Chim, đoạn đường dài khoảng hơn 200m, nhưng lại là nỗi khiếp sợ đối với người đi đường. Bởi, không chỉ hiểm trở, phía trên đồi cao luôn có hàng trăm viên đá lớn nhỏ có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ảnh: A.N
Đồi Chim, đoạn đường dài khoảng hơn 200m nhưng là nỗi khiếp sợ đối với người đi đường. Bởi, không chỉ hiểm trở, những tảng đá phía trên đồi cao có thể lăn xuống bất cứ lúc nào. Ảnh: A.N
Con suối, và cả những cây gỗ ven đường cũng trở thành hiểm họa với người dân vùng cao Phước Sơn. Ảnh: A.N
Con suối, và cả những cây gỗ ven đường cũng trở thành hiểm họa với người dân khi lưu thông. Ảnh: A.N
(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Hiểm họa tuyến đường huyết mạch qua các xã vùng cao Phước Sơn (clip)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO