Âu - Việt Nam (EVFTA) cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất sẽ tạo cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030. Đồng thời kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn, cụ thể là khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.
Bên cạnh đó, những cam kết về quản trị nhà nước sẽ đảm bảo một môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định, thông thoáng cho nhà đầu tư của cả hai bên nói chung và các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ EU nói riêng.
Nắm bắt xu hướng chung của Hiệp định, để có thể nhanh chóng hội nhập và phát triển, UBND tỉnh đã giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các địa phương cấp huyện tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Đặc biệt, các ngành, địa phương thực hiện nghiêm các Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, có xét đến 2025; Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đến 2020, tầm nhìn đến 2025; Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Sở Công Thương chú trọng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các doanh nghiệp có xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường có tham gia trong Hiệp định EVFTA với Việt Nam.
Sở phải kịp thời cung cấp thông tin liên quan việc cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu; tập trung hỗ trợ nguồn lực cho phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, có lợi thế cạnh tranh, sử dụng công nghệ cao; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thêm nhiều sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia; tăng cường tổ chức các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc các doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.