Hồi sinh múa rối bóng Indonesia

NAM VIỆT 18/09/2019 14:27

Trước nguy cơ bị mai một, múa rối bóng nổi tiếng tại Indonesia được hồi sinh nhờ vào công nghệ 3D và đổi mới nội dung.

Drajat Iskanda (giữa) trên tay cầm những con rối bóng 3D tại trung tâm đào tạo của ông. Ảnh: Reuters
Drajat Iskanda (giữa) trên tay cầm những con rối bóng 3D tại trung tâm đào tạo của ông. Ảnh: Reuters

Múa rối nói chung rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới như Việt Nam, Nhật Bản, Nga... Trong đó, nghệ thuật múa rối bóng ở Indonesia nổi bật hơn cả bởi tính độc đáo và triết lý mà nó mang lại. Wayang Julit-  những con rối bóng truyền thống và lâu đời nhất tại Indonesia, nơi hội tụ những nét tinh hoa của cuộc sống và văn hóa của xứ vạn đảo. UNESCO đã trao vương miện cho những con rối hay nghệ thuật múa rối bóng Wayang Julit là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào năm 2003.

Tại Indonesia, nghệ thuật rối bóng kết hợp những yếu tố của âm nhạc, múa, sự ứng khẩu nhanh trí, màn diễn vui nhộn. Các vở kịch rối thường được sử dụng để truyền tải những câu chuyện về Thiên Chúa, truyền đạt những bài học về đạo đức hoặc giáo dục con người về thiện và ác. Nghệ thuật múa rối bóng không chỉ có nghĩa là giải trí mà còn là nét văn hóa truyền thống lâu đời, thu hút rất nhiều du khách tại Indonesia. Những con rối bóng tại Indonesia được làm bằng da hoặc giấy, tre. Như các mảnh da được đục lỗ và sơn công phu để đại diện cho các nhân vật khác nhau. Những con rối thường được gắn hai thanh tre để chúng có thể di chuyển dễ dàng. Con rối có thể được di chuyển đến gần hoặc xa hơn ánh sáng để tạo ra các hiệu ứng và tư thế khác nhau.

Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ bị mai một, nghệ thuật múa rối bóng Indonesia đang hồi sinh nhờ vào công nghệ 3D và đổi mới nội dung. Vào một đêm ấm áp, một ngôi làng tại Indonesia tràn ngập sự phấn khích khi xem một chương trình múa rối kèm theo âm nhạc truyền thống. Theo nhịp điệu của những chiếc chũm chọe (một nhạc cụ bộ gõ cực kỳ phổ biến trên thế giới, là những tấm hợp kim mỏng, hình tròn), trống và một cây kèn harmonica, những con rối cầm tay mặc chiếc mũ vải màu sắc rực rỡ. Màn trình diễn sống động này là sản phẩm trí tuệ của Drajat Iskandar (47 tuổi), người được xem có công rất lớn giúp đỡ để hồi sinh nghệ thuật múa rối bóng đòi hỏi sự tinh tế của Indonesia.

Iskandar tạo ra con rối 3D (không gian 3 chiều) thay cho con rối 2D như thông thường. Chiếc đầu 3 chiều được đan bằng những thanh tre, đội mũ tre và phần thân mặc quần áo. Cạnh đó, các chương trình nghệ thuật rối nước của Drajat Iskandar có nội dung về các câu chuyện của cuộc sống hiện đại, bên cạnh những câu chuyện từ các sử thi Hindu như Ramayana và Mahabharata. Iskandar nói: “Tôi cố gắng khắc họa những câu chuyện sinh động về địa phương và văn hóa dân gian trong cộng đồng của chúng tôi bằng múa rối bóng. Những câu chuyện của chúng tôi lấy cảm hứng từ các vấn đề xã hội hiện đại…”.

Drajat Iskanda học nghệ thuật rối nước từ cha mình, cũng là một nghệ sĩ múa rối. Drajat Iskanda bắt đầu phát triển phong cách trình diễn của riêng mình. Iskandar và học trò của mình thường xuyên đến rừng tre gần nhà để tìm nguyên liệu làm những con rối mới và sửa những con rối cũ sau những lần biểu diễn. Iskandar cho biết số lượng khán giả đến với các chương trình múa rối xem múa rối do ông sáng lập ngày càng tăng, thậm chí có nhiều người đặt vé từ rất sớm. Một đoàn biểu diễn múa rối bóng của Iskandar bao gồm rất nhiều nghệ sĩ đi kèm mỗi chương trình.

Nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ đang cùng với Iskanda mở ra các trung tâm đào tạo thế hệ trẻ tuổi hơn những mong nghệ thuật múa rối bóng ấn tượng và độc đáo của Indonesia sẽ liên tục được bảo tồn và phát huy giá trị của di sản UNESCO này.

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Hồi sinh múa rối bóng Indonesia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO