Dịch bệnh covid 19 đã và đang hoành hành khiến rất nhiều doanh nghiệp gặp không ít trở ngại trong việc kinh doanh. Khi chính phủ ban hành lệnh giãn cách để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, việc gặp mặt trực tiếp để ký kết hợp đồng với đối tác là điều trở nên rất "xa xỉ". Lúc này, hợp đồng điện tử chính là cứu tinh giúp các doanh nghiệp thực hiện việc ký kết hợp đồng từ xa. Vậy hợp đồng điện tử có đảm bảo được giá trị pháp lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này được tham khảo từ bài viết "Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tửtheo quy định pháp luật hiện hành" và đã được chủ tác giả tại amis.misa.vn đồng ý trích dẫn.
Hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo điều 33 và điều 34 được quy định tại luật giao dịch điện tử 2005:
"Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu."
Đối chiếu với hai điều luật trên, có thể thấy rằng hợp đồng điện tử có giá trị giống như hợp đồng giấy truyền thống. Đồng thời, điều luật số 14 tại luật này cũng quy định:
"Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác".
Theo điều 14 luật giao dịch điện tử, có thể khẳng định rằng hợp đồng điện tử hoàn toàn đủ điều kiện làm bằng chứng tại tòa án hoặc trọng tài nếu có tranh chấp phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng.
Một số điểm khác biệt của hợp đồng điện tử so với hợp đồng giấy
- Tất cả thông tin trên hợp đồng điện tử đều được thể hiện bằng dữ liệu điện tử. Theo đó, những công việc bao gồm giao kết hợp đồng, chấp nhận giao kết, nhận và gửi hợp đồng đều được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật.
- Thay vì chỉ có 2 chủ thể tham gia giao kết như hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử có tới 3 chủ thể tham gia. Ngoài bên mua và bên bán trong hợp đồng thì còn có một bên thứ 3 khác tham gia, đó là bên trung gian cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử và chứng thực chữ ký số.
- Tuy có đầy đủ giá trị pháp lý như hợp đồng giấy nhưng phạm vi áp dụng của hợp đồng điện tử có đôi phần bị hạn chế khi không thể được dùng cho giấy tờ nhà đất, giấy khai sinh, ...
Một số loại hợp đồng điện tử phổ biến
Hợp đồng thương mại điện tử
Đây là loại hợp đồng có 1 bên chủ thể là thương nhân và 1 bên chủ thể còn lại cần phải có chức năng pháp lý nhằm xác định hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu. Các thông tin dữ liệu cần thỏa các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng lao động điện tử
Hợp động lao động điện tử cũng giống các loại hợp đồng lao động truyền thống khác ở chỗ giao kết của người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện, tiền lương, trách nhiệm của mỗi bên,… Các loại thông tin này có giá trị như hợp đồng giấy mặc dù được lưu dưới dạng thông điệp dữ liệu. Đặc điểm của loại hợp đồng này là chủ thể là gồm người lao động và người sử dụng lao động.
Hợp đồng dân sự điện tử
Đây là loại hợp đồng mà các bên sẽ thông qua các loại phương tiện điện tử để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định về giao dịch điện tử của pháp luật.
Trên đây là những thông tin cơ bản về giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử mà các doanh nghiệp cần nắm được khi quyết định áp dụng loại hình hợp đồng này vào nghiệp vụ thường ngày. Nếu cần tham khảo thêm các thông tin nghiệp vụ về luật và các loại hợp đồng khác như hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp mua bán hàng hóa, hợp đồng xây dựng... mời quý doanh nghiệp truy cập vào amis.misa.vn
Tên công ty: MISA AMIS
Website: https://amis.misa.vn/
Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Technosoft, Phố Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội 100000
Điện thoại: 0904885833