Hướng dẫn quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu

(Còn nữa) 20/11/2018 04:51

Tin liên quan

  • Hướng dẫn quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu

2. Bệnh chết chậm: Do sự kết hợp gây hại giữa tuyến trùng và một số loại nấm trong đất như Fusarium solani, Rhizoctonia solani, Pythium sp… gây ra. Tuyến trùng và nấm gây hại làm cho hệ rễ tơ và rễ chùm bị u sưng - thối, chỉ còn rễ cọc nên khả năng hấp thu dinh dưỡng và vận chuyển nước bị giảm mạnh, gây hiện tượng vàng lá, cây còi cọc; lá và đốt dây rụng dần, sau 2 - 3 năm chỉ còn lại các dây thân chính.

II. Biện pháp quản lý bệnh

1. Chăm sóc vườn tiêu:  

+ Bón phân đầy đủ, cân đối NPK. Hằng năm, tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục trộn với chế phẩm sinh học Trichoderma… để giúp cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Không tủ sát gốc các vật liệu như rơm rạ, lá cây, cỏ, rác… còn tươi, nhất là vào mùa mưa.

+ Cắt bỏ cành tược, cành lươn sát mặt đất (cách gốc 30cm) để gốc tiêu thông thoáng, hạn chế lây lan nguồn nấm bệnh từ đất lên.

2. Thoát nước tốt trong mùa mưa:

+ Trước khi bước vào mùa mưa, cần đào hệ thống thoát nước tốt trong vườn, nếu đất có độ dốc cao thì đào rãnh xung quanh vườn để thoát nước nhằm hạn chế bệnh phát triển và lây lan.

+ Phải phá bồn giữ nước quanh gốc tiêu (nếu có) để tránh đọng nước. Không tưới tràn để tránh lây lan nguồn bệnh.

* Cần lưu ý là, việc đào rãnh, xới xáo để bón phân hữu cơ chỉ được tiến hành trước mùa mưa, khi cây tiêu chưa ra rễ mới. Tuyệt đối không làm tổn thương bộ rễ trong mùa mưa vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại như nấm, tuyến trùng… xâm nhập.

(Còn nữa)

N.V.S (theo hướng dẫn của Chi cục TT&BVTV)

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Hướng dẫn quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO