Thanh niên khởi nghiệp trên đất quê

M.LINH - V.TÂY |

(QNO) - Sau 4 năm dày công chăm sóc, vườn cây trái và trại nuôi chồn hương của anh đã mang lại thành quả đầu tiên đáng mừng. Đây là tâm huyết của anh Huỳnh Châu (SN 1993, xã Trà Đông, Bắc Trà My) khi quyết định chọn hướng phát triển kinh tế tại quê nhà sau nhiều năm bôn ba với công việc bấp bênh.

Anh Huỳnh Châu chăm sóc vườn thanh trà của mình. Ảnh: L.T
Anh Huỳnh Châu chăm sóc vườn thanh trà của mình. Ảnh: L.T

Anh Châu trước đây làm nghề xây dựng, thường xuyên phải đi xa, công việc lúc có lúc không, trong anh luôn trăn trở phải tìm cho được hướng đi lâu dài để ổn định cuộc sống. Nghĩ đến mảnh vườn gần 1ha của cha dù đã trồng cây nhưng không hiệu quả, Châu quyết làm mới lại khu vườn.

Anh quyết định dừng việc xây dựng, bỏ thời gian tìm hiểu loại cây trồng phù hợp với đất đai địa phương. “Tôi thấy tại Tiên Phước cây thanh trà phát triển rất tốt, lại cho hiệu quả cao. Tôi nnghĩ đất đai, khí hậu tại Trà Đông cũng không khác nhiều so với Tiên Phước nên mạnh dạn tìm hiểu về đặc tính, kỹ thuật chăm sóc loài cây này và hình thành khu vườn” - Châu kể lại.

Những cây măng cụt 1 năm tuổi đang phát triển tốt. Ảnh: L.T
Những cây măng cụt 1 năm tuổi đang phát triển tốt. Ảnh: L.T

Thời gian đầu, chưa hiểu hết được đặc tính của cây và quy trình chăm sóc nên có cây chết hoặc còi cọc. Có lúc anh băn khoăn về cách làm của mình, song nhờ gia đình, bạn bè động viên, anh quyết tâm không bỏ cuộc. Vườn cây bắt đâu phát triển, cây thanh trà lên xanh và có dấu hiệu cho trái...

Sau hơn 4 năm chăm bẵm, Châu vui mừng khi thấy thanh trà đã cho quả mùa đầu tiên. “Nhìn thanh trà cho quả, tôi mừng lắm vì thành quả sau 4 năm cố gắng chờ đợi cũng có kết quả, đồng thời cũng khẳng định lựa chọn phát triển kinh tế vườn của mình là đúng. Kỳ vọng rằng, cây sẽ cho quả ngon ngọt như ở vùng Tiên Phước, giá thành cao sẽ là động lực để mình phát triển tiếp khu vườn này” - Châu nói.

Khu vườn hơn 1ha với các loại cây ăn quả của anh Huỳnh Châu. Ảnh: L.T
Khu vườn hơn 1ha với các loại cây ăn quả của anh Huỳnh Châu. Ảnh: L.T

Hiện tại vườn có 80 cây thanh trà, 70 cây cam. Năm 2022, Huỳnh Châu trồng thêm gần 100 cây măng cụt, 40 cây lòn bon thái xen canh vào vườn thanh trà đang phát triển. Anh còn đầu tư hệ thống tưới tiêu tự động để chủ động nguồn nước cho vườn cây của mình. Huỳnh Châu đang tiếp tục tinh toán xây dựng mô hình kinh tế vườn dài hơi cho tương lai.

Cùng với trồng cây ăn trái, Huỳnh Châu còn phát triển trại nuôi chồn hương. Tuy vậy, những ngày đầu Châu cũng gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm, chồn bệnh chết do không được phát hiện và điều trị kịp thời. “Số vốn ban đầu mua giống chồn hương tương đối lớn một cặp chồn hương giá 8 triệu đồng, nên mình tổn thất số tiền không nhỏ” - Châu kể lại.

Đàn chồn hương đang được nhân giống. Ảnh: L.T
Đàn chồn hương đang được nhân giống. Ảnh: L.T

Không bỏ cuộc, Châu tìm tòi trên mạng và học hỏi từ những người nuôi trước. Dần dà anh hiểu được tập tính, đặc điểm sinh trưởng của chồn hương... Để phát triển mô hình này, anh đầu tư hơn 250 triệu đồng để xây dựng chuồng trại kiên cố rộng khoảng 200m2.

Đến nay, trại chồn hương của Châu có khoảng 60 con, mỗi năm xuất bán khoảng 20 con, số còn lại được nhân giống để mở rộng đàn. Hiện giá thành chồn hương giống khoảng 8-10 triệu đồng/cặp, chồn hương thịt có giá khoảng 2 triệu đồng/kg.

Để có nguồn kinh phí phát triển mô hình kinh tế đang gầy dựng của mình, Châu còn mở thêm mô hình kinh doanh gas, cung cấp cho bà con địa phương 3 xã Trà Đông, Trà Nú, Trà Kót.

[VIDEO] - Vườn cây ăn quả của anh Huỳnh Châu:

Chị Nguyễn Thị Thu Thúy - Phó Bí thư Đoàn xã Trà Đông chia sẻ, anh Châu là một thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu của địa phương, sự kiên trì, nỗ lực vượt khó và quyết tâm của Châu tấm gương sáng cho thanh niên địa phương học tập. 

Sau 4 năm nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tinh thần khởi nghiệp không ngại khó của Huỳnh Châu đã lan tỏa đến nhiều thanh niên và người dân địa phương. Với Châu, chặng đường phía trước còn dài và mô hình của anh sẽ không dừng lại như hiện tại, anh vẫn tìm kiếm nhiều cách làm hay, học tập, nghiên cứu và sẽ tiếp tục đầu tư.

TAGS

Cô gái Giẻ Triêng khởi nghiệp với cao chanh đường phèn

M.LINH - H.QUÂN |

(QNO) - Trong khi tìm kiếm đầu ra cho quả chanh không hạt, cô gái người Giẻ Triêng Hồ Thùy Thị Linh (SN 1989, thị trấn Khâm Đức, Phước Sơn) đã nghiên cứu, chế biến sâu và cho ra đời sản phẩm cao chanh đường phèn, bước đầu được thị trường đón nhận.

Chuyện chàng kỹ sư nuôi gà ác

ĐÔNG YÊN |

(QNO) - Cháy bỏng ngọn lửa khởi nghiệp, chàng kỹ sư chăn nuôi Lê Ngọc Phước (thôn Đại Quý, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh) đã bỏ việc để hồi hương gầy dựng mô hình nuôi gà ác lấy trứng.

Tái chế vải vụn thành sản phẩm thủ công độc đáo

MỸ LINH |

(QNO) - Tận dụng vải vụn thừa để tạo nên những chiếc khăn tay, khẩu trang, túi xách... rồi thổi hồn cho những sản phẩm ấy bằng những họa tiết thêu tay xinh xắn, Nguyễn Thị Thanh Huyền (SN 1993, trú phường Cẩm Nam, TP.Hội An) biến đam mê thành sự nghiệp trên đất khách quê người.

Khởi nghiệp với các loại hạt dinh dưỡng

M.LINH - N.QUỲNH |

(QNO) - Mang thương hiệu Mẹ Tép, chị Trần Thị Hồng Vâng (SN 1986, phường Cẩm Châu, TP.Hội An) đã khởi nghiệp từ các loại hạt ngũ cốc nhiều giá trị dinh dưỡng, lành mạnh. 

Khởi nghiệp với nước mắm cá cơm

NGUYỄN QUỲNH |

(QNO) - Tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng với tấm bằng loại ưu, nhưng anh Đinh Công Đức (SN 1991, thôn Thuận An, xã Duy Nghĩa, Duy Xuyên) không theo làm nghề giáo như dự kiến mà trở về quê để sản xuất nước mắm cá cơm theo tâm nguyện của người cha quá cố. Hiện sản phẩm nước mắm của anh Đức được nhiều thị trường trong, ngoài tỉnh tin tưởng, ưa chuộng và cơ sở ngày càng phát triển.

Bếp Gấu Trúc và nước sốt Ý

MỸ LINH |

(QNO) - Chọn khởi nghiệp với "món tây” Pescarolo Bolognese Sauces (sốt thịt bò) ngay trên đất Hội An, đến nay chị Lê Thị Thảo (SN 1987, xã Cẩm Thanh, TP.Hội An) đã tạo được thương hiệu cho sản phẩm nước sốt Ý cùng với nhiều loại sốt, bơ độc đáo khác.

Khởi nghiệp với nghề ươm mai vàng Tiên Phước

BÙI HUÂN |

(QNO) - Đổ công sức vào nghề ươm cây mai vàng đọt xanh, anh Lê Đình Hội (SN 1999, thôn 7A, xã Tiên Cảnh, Tiên Phước) mang về thu nhập hơn 240 triệu đồng mỗi năm.