Lãnh đạo tỉnh kiểm tra hiện trạng đất lâm nghiệp và mô hình kinh tế tại Đông Giang (clip)

ALĂNG NGƯỚC |

(QNO) - Sáng nay 14.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành có chuyến kiểm tra thực tế hiện trạng đất lâm nghiệp và tham quan một số mô hình kinh tế tại huyện Đông Giang.

Kiểm tra đất lâm nghiệp trồng cao su sau thời gian bỏ hoang đã bị người dân lấn chiếm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu yêu cầu địa phương cần có phương án giải quyết cụ thể theo quy định của pháp luật. Ảnh: A.N
Kiểm tra đất lâm nghiệp trồng cao su sau thời gian bỏ hoang đã bị người dân lấn chiếm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu yêu cầu địa phương cần có phương án giải quyết cụ thể theo quy định của pháp luật. Ảnh: A.N

Kiểm tra thực tế hiện trạng đất trồng cao su tại xã Tư, sau khi nghe chính quyền địa phương thông tin các nội dung còn vướng mắc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đề nghị Đông Giang cần phối hợp với các đơn vị liên quan của tỉnh, có phương án cụ thể trong việc giải quyết diện tích đất lâm nghiệp đang bị lấn chiếm. Đồng thời nghiên cứu quy hoạch hình thành khu sản xuất theo mô hình trồng cây ăn quả phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu kiểm tra mô hình trồng cây ăn quả tại xã Ba. Ảnh: A.N
Đồng chí Hồ Quang Bửu kiểm tra mô hình trồng cây ăn quả tại xã Ba. Ảnh: A.N

Sau khi tham quan một số mô hình trồng cây cam, bưởi, lòn bon... tại xã Ba và thị trấn Prao, bên cạnh biểu dương những nỗ lực của các hộ dân trong việc xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, đồng chí Hồ Quang Bửu đề nghị cần chuyển đổi mô hình trồng xen canh thêm một số loại cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tại chỗ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu chia sẻ câu chuyện phát triển mô hình kinh tế mới và động viên một chủ hộ ở Đông Giang cần trồng thử nghiệm măng cụt. Ảnh: A.N
Đồng chí Hồ Quang Bửu chia sẻ câu chuyện phát triển mô hình kinh tế mới và động viên một chủ hộ ở Đông Giang cần trồng thử nghiệm măng cụt. Ảnh: A.N

Đồng chí Hồ Quang Bửu gợi ý Đông Giang cần thử nghiệm mô hình trồng cây măng cụt tại địa phương, vừa đa dạng vườn cây ăn quả, vừa tạo nguồn lợi cho người dân miền núi. Tỉnh đang có chủ trương xây dựng mô hình phát triển cây măng cụt, vì thế người dân cần nắm bắt cơ hội để chuyển đổi mô hình mới phù hợp, mang giá trị kinh tế cao.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu bày tỏ thích thú khi vô tình phát hiện cây măng cụt tại vườn của một hộ dân. Ảnh: A.N
Cây măng cụt trồng tại vườn nhà dân. Ảnh: A.N

"Đông Giang có thể lồng ghép nguồn lực đầu tư về phát triển kinh tế miền núi theo chủ trương của trung ương, của tỉnh để hỗ trợ thí điểm cho người dân tiếp cận mô hình kinh tế mới. Trong đó, măng cụt là lựa chọn ưu tiên để thử nghiệm" - đồng chí Hồ Quang Bửu chia sẻ.

Đồmg chí Hồ Quang Bửu trực tiếp hướng dẫn người dân kỹ thuật ươm trồng, chăm sóc cây măng cụt. Ảnh: A.N
Đồmg chí Hồ Quang Bửu trực tiếp hướng dẫn người dân kỹ thuật ươm trồng, chăm sóc cây măng cụt. Ảnh: A.N

Đại diện lãnh đạo huyện Đông Giang cho biết, qua kiểm tra thực tế, vài năm trở lại đây, một số hộ dân địa phương đã bắt đầu trồng thử nghiệm cây măng cụt. Sau thời gian chăm sóc, bước đầu măng cụt phát triển tốt, có cây đã cho ra trái...

Clip Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu kiểm tra mô hình trồng cây ăn quả tại Đông Giang:

TAGS

Tập trung hỗ trợ phát triển mô hình hợp tác xã

VĂN SỰ |

Chiều qua 13.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 trên địa bàn Quảng Nam. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Công Thanh tham dự.

Cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại Nam Giang: Cần tiếng nói chung

ALĂNG NGƯỚC |

Từ những bất cập trong cách giải quyết chính sách đất lâm nghiệp, đất trồng cao su trên địa bàn huyện, bên cạnh chia sẻ với khó khăn chung của doanh nghiệp, lãnh đạo huyện Nam Giang bày tỏ quan điểm bảo vệ quyền lợi người dân trong định hướng giảm nghèo từ “vàng trắng”. Vì thế, cần tìm tiếng nói chung để hài hòa lợi ích đôi bên.

Phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

H.L |

Theo UBND huyện Đại Lộc, giai đoạn 2015 - 2020, địa phương có 175 trang trại, gia trại trồng trọt, chăn nuôi, nhiều mô hình sản xuất lâm nghiệp, mô hình kinh tế tổng hợp mang hiệu quả và giá trị kinh tế cao.