Kỹ năng sơ cứu: Cách hạ cơn sốt mà không cần sử dụng thuốc

Theo giadinhmoi.vn 04/12/2018 04:00

(QNO) - Những cách hạ sốt tự nhiên dưới đây sẽ trở nên cực kì hữu ích, nhất là trong trường hợp khẩn cấp.

Nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn có thể giúp kích thích hệ miễn dịch và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, sốt không phải là cảm giác dễ chịu một chút nào. Vì thế, những cách hạ sốt tự nhiên dưới đây có thể sẽ giúp bạn (hoặc con của bạn) cảm thấy thoải mái hơn.

Phần 1: Hạ nhiệt.

1. Đi tắm với nước ấm: Bắt đầu bằng cách xả nước ấm vào bồn tắm. Cho người bị sốt nằm trong bồn tắm và thư giãn khi nước tắm nguội dần và trở nên mát hơn. Do nhiệt độ nước tắm giảm dần dần, nhiệt độ cơ thể của người bệnh cũng sẽ dần giảm theo.

- Không sử dụng nước quá lạnh do bạn không muốn giảm nhiệt độ cơ thể quá nhanh.

2. Sử dụng phương pháp "Vớ ướt": Phương pháp này có hiệu quả nhất qua đêm. Làm ướt một đôi vớ cotton nguyên chất đủ dài để che mắt cá chân với nước lạnh. Vắt hết nước thừa và đeo vớ vào. Đeo thêm một đôi tất len ra ngoài để làm lớp cách nhiệt. Người đeo vớ nên được nằm trên giường để nghỉ ngơi qua đêm.

- Đây là phương pháp trị liệu tự nhiên theo truyền thống. Bàn chân được làm mát kích thích sự lưu thông máu và tăng phản ứng từ hệ miễn dịch. Kết quả là cơ thể giãn nhiệt, làm khô vớ và làm mát cơ thể. Phương pháp điều trị này cũng giúp làm giảm tắc nghẽn ngực.

3. Sử dụng phương pháp trị liệu với khăn ướt: Lấy một hoặc hai khăn tay và gấp theo chiều dọc. Sau đó ngâm khăn trong nước lạnh hoặc nước đá. Vắt bỏ nước thừa và quấn khăn quanh đầu, quanh cổ, quanh mắt cá chân hoặc quanh cổ tay.

Bạn không nên sử dụng khăn tắm trên nhiều hơn hai khu vực - nghĩa là, sử dụng khăn quấn quanh đầu và mắt cá chân hoặc quanh cổ và cổ tay. Nếu không, nhiệt độ cơ thể có thể bị hạ xuống quá nhiều.
- Lặp lại khi khăn đã khô hoặc không đủ lạnh để giảm nhiệt nữa. Phương pháp này có thể được lặp lại thường xuyên khi cần thiết.

Phần 2: Điều chỉnh chế độ ăn để giảm sốt.

1. Giảm ăn: Theo nghiên cứu khoa học, bạn không muốn phí năng lượng cơ thể cho việc tiêu hóa trong khi năng lượng đó nên được sử dụng để kiểm soát sự viêm nhiễm gây ra cơn sốt.

2. Ăn các loại hoa quả tốt cho sức khỏe: Chọn các loại hoa quả như các loại dâu, dưa hấu và cam. Những loại hoa quả này rất giàu vitamin C, giúp chống lại sự viêm nhiễm và giảm sốt. Chúng cũng giúp bạn bổ sung thêm nước cho cơ thể.

- Tránh ăn những món chứa nhiều cay và dầu mỡ, chất béo như đồ chiên rán.

3. Ăn chút canh (súp): Bạn có thể uống nước hầm gà hoặc súp gà với cơm và rau củ. Các nghiên cứu cho thấy súp gà thực ra có thể chứa các đặc tính của thuốc và giúp bạn bù nước cho cơ thể.

4. Uống nhiều nước: Sốt dẫn đến mất nước, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn. Bạn có thể tránh mất nước bằng cách uống nhiều nước hoặc sử dụng dung dịch bù nước như CeraLyte, Pedialyte.

Gọi cho bác sĩ để được tư vấn trước khi sử dụng những dung dịch bù nước này. Hãy chuẩn bị sẵn sàng một danh sách các triệu chứng và lượng thực phẩm bạn hoặc con bạn đã ăn, uống và nhiệt độ của cơn sốt.

Hơn nữa, theo dõi mức độ thường xuyên bạn phải thay tã cho trẻ hoặc mức độ thường xuyên đi tiểu.

5. Uống trà thảo mộc giúp hạ sốt: Bạn có thể mua hoặc tự làm những loại trà này. Chỉ cần thêm một muỗng cà phê thảo dược khô cho mỗi cốc nước.

Ngâm các loại thảo mộc với nước đun sôi trong vòng 5 phút và thêm chanh và mật ong nếu muốn. Tránh thêm sữa do các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng sự tắc nghẽn.

Đối với trẻ nhỏ, bạn cần giảm các loại thảo mộc xuống ½ thìa cà phê và chỉ cho trẻ nhỏ uống khi trà đã nguội.

Không sử dụng trà cho trẻ sơ sinh, ngoại trừ khi có lời khuyên của bác sĩ. Hãy thử trà thảo dược được làm từ các loại thảo mộc sau:

- Húng quế.

- Vỏ cây liễu trắng.

- Bạc hà.

- Cúc kim tiền.

- Bài hương.

- Lá mâm xôi.

- Gừng.

- Kinh giới cay.

- Xạ hương.

Phần 3: Nhận biết khi nào cần sự trợ giúp về y tế.

1. Nhận biết khi nào cần gọi bác sĩ: Nhiệt độ cơ thể có thể thay đổi trong ngày nhưng thường rơi vào khoảng 37 độ C. Nếu trẻ dưới 4 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 38 độ C trở lên, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn.

Đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi, nếu nhiệt độ trực tràng của chúng là 40 độ C hoặc hơn, hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn để được tư vấn.

Bất kỳ trẻ em nào từ 6 tháng tuổi trở lên bị sốt 39,4 độ C cũng nên được khám. Nếu con bạn bị sốt cùng với bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy gọi cho bác sĩ (hoặc các dịch vụ cấp cứu) càng sớm càng tốt:

- Trông ốm yếu hoặc không thèm ăn.

- Buồn ngủ.

- Những dấu hiệu rõ ràng của sự viêm nhiễm (mủ, xuất huyết, sọc phát ban trên cơ thể).

- Co giật.

- Đau họng, phát ban, đau đầu, cứng cổ, đau tai.

 Một số biểu hiệu hiếm có khác:

- Thở khó, có màu xanh quanh miệng, trên ngón tay và ngón chân.

- Sưng trên đỉnh đầu của trẻ sơ sinh.

2. Nhận biết dấu hiệu của sự mất nước nhẹ: Gọi cho bác sĩ của bạn để được tư vấn ngay khi bạn nhìn thấy các dấu hiệu của sự mất nước nhẹ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Đây có thể trở thành tình trạng mất nước nghiêm trọng một cách nhanh chóng. Các triệu chứng mất nước nhẹ bao gồm:

- Khô, miệng dính hoặc cứng xung quanh môi / mắt ở trẻ nhỏ.

- Buồn ngủ, quấy hoặc mệt mỏi hơn bình thường.

- Khát nước.

- Giảm lượng nước tiểu.

- Tã khô (Trẻ nhỏ cần phải được thay tã vì tã ướt ít nhất sau mỗi 3 giờ). Nếu tã khô sau 3 giờ, có thể điều có nghĩa là mất nước.

- Nước tiểu đậm màu.

- Ít hoặc không có nước mắt khi khóc.

- Da khô (Nhẹ nhàng véo mặt sau của bàn tay của bé. Các em bé đủ nước có làn da đàn hồi lại ngay.

- Táo bón.

- Cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng.

3. Nhận biết dấu hiệu mất nước trầm trọng: Nếu bạn nhận thấy bất kì dấu hiệu nào dưới đây, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức:

- Rất khát, quấy, hoặc buồn ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

- Miệng, da rất khô và có màng nhầy hoặc lớp vỏ bong tróc xung quanh miệng và mắt.

- Không có nước mắt khi khóc.

- Da khô không đàn hồi khi bị véo hoặc bấu nhẹ.

- Tiểu tiện ít với màu nước tiểu đậm hơn bình thường.

- Mắt bị trũng (hoặc vết thâm dưới mắt).

- Ở trẻ nhỏ, kiểm tra nếu phần thóp bị trũng xuống.

- Nhịp tim nhanh và / hoặc thở nhanh.

- Sốt.

4. Co giật ở trẻ sơ sinh: Co giật có thể xảy ra ở trẻ bị sốt. Mặc dù đáng sợ, song thường xảy ra rất nhanh và không gây ra bất kỳ tổn thương não hoặc tổn hại nghiêm trọng nào.

Các cơn co giật thường xảy ra ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Chúng có thể tái xuất hiện, nhưng rất hiếm khi trẻ hơn 5 tuổi. Nếu con bạn bị co giật do sốt:

- Đảm bảo chắc chắn không có các vật có cạnh sắc hoặc bất cứ vật nào khác xung quanh có thể làm tổn thương trẻ.

- Đừng giữ hoặc cố gắng kiềm chế trẻ.

- Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp.

- Nếu cơn co giật kéo dài hơn 10 phút, hãy gọi cho các dịch vụ cấp cứu và cho trẻ đi khám (đặc biệt nếu trẻ bị cứng cổ, nôn mửa hoặc có vẻ lờ đờ).

Theo giadinhmoi.vn

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Kỹ năng sơ cứu: Cách hạ cơn sốt mà không cần sử dụng thuốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO