Độ che phủ rừng tự nhiên của Quảng Nam đạt 43,82%

M.L |

(QNO) - UBND tỉnh vừa chính thức công bố số liệu hiện trạng rừng trên địa bàn Quảng Nam tính đến ngày 31.12.2021.

Lực lượng kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: HOÀI AN

Hiện Quảng Nam 1.057.474,05ha diện tích tự nhiên. Tổng diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng là 768.446,25ha (729.756,75ha trong quy hoạch và 38.689,5ha có rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng). Cụ thể, 680.249,67ha đất có rừng (bao gồm cả diện tích đất đã trồng chưa thành rừng), gồm 463.356,77ha rừng tự nhiên và 216.829,94ha rừng trồng.

Đối với rừng tự nhiên, rừng gỗ chiếm khoảng 450.890,13ha; rừng tre nứa 4.617,75ha; rừng hỗn giao 7.762,43ha và rừng cau dừa 86,46ha. Đối với diện tích rừng trồng, có 156.376,93ha rừng trồng đã thành rừng và 60.513,01ha đất đã trồng chưa thành rừng (diện tích này không tham gia tính độ che phủ rừng).

Diện tích đất chưa có rừng khoảng 89.027,26ha, bao gồm 57.125,12ha diện tích khoanh nuôi tái sinh (có cây gỗ tái sinh) và 31.902,14ha diện tích đất trống khác còn lại. Đến nay, độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 58,61%, trong đó độ che phủ rừng tự nhiên đạt 43,82%, độ che phủ rừng 9 huyện miền núi đạt 66,84%.

UBND tỉnh yêu cầu các địa phương và sở, ngành liên quan sử dụng số liệu rừng và đất quy hoạch phát triển rừng từ ngày 1.1.2022 là số liệu chính thức của tỉnh để tiếp tục thực hiện theo dõi, cập nhật diễn biến rừng năm 2022 và các năm tiếp theo. Thực hiện quản lý rừng, bảo vệ, phát triển rừng theo các chương trình của nhà nước, Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh căn cứ kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2021 để thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định.

TAGS

Góp sức trồng rừng gỗ lớn

ĐĂNG NGUYÊN |

Không chỉ nâng cao ý thức giữ môi trường rừng sinh thái cho cán bộ và người dân, chương trình trồng cây xanh được Ban Quản lý Vườn quốc gia Sông Thanh phối hợp với Huyện đoàn Nam Giang và UBND xã Đắc Pring triển khai còn hướng đến mục tiêu trồng rừng gỗ lớn.

Trồng rừng gỗ lớn gắn với phục hồi hệ sinh thái

TÂM LÊ - MINH THÔNG |

Đối với huyện có thế mạnh kinh tế rừng như Nông Sơn, việc phát triển rừng gỗ lớn là hướng đi hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích, vừa giúp người dân phát triển kinh tế vừa góp phần bảo vệ môi trường, phục hồi sự đa dạng sinh thái, điều hòa nguồn nước.

Phát triển mạnh mô hình trồng rừng gỗ lớn

NHÃ PHƯƠNG - TÂM ĐAN |

Vài năm trở lại đây, ngành liên quan và chính quyền các địa phương của huyện Hiệp Đức tích cực hỗ trợ nông dân liên kết phát triển mạnh mô hình trồng rừng gỗ lớn theo phương thức sản xuất hàng hóa tập trung.

Sinh kế dưới tán rừng

PHÚ THIỆN |

Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại dưới tán rừng theo hướng sản xuất hàng hóa đã và đang mang lại tín hiệu tích cực trong giảm nghèo, ổn định kinh tế ở vùng cao Nam Trà My.

Giữ rừng ở Vườn quốc gia Sông Thanh

TẤN SỸ |

Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, nhất là đoàn viên thanh niên và các già làng... là cách mà Vườn quốc gia Sông Thanh triển khai trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Phát triển cộng sinh hệ sinh thái rừng

TRẦN HỮU |

Quảng Nam cùng cả nước đang triển khai rầm rộ chiến dịch “Tết trồng cây”, để tài nguyên rừng không đơn thuần chỉ bảo vệ môi trường sinh thái mà còn cộng sinh giá trị văn hóa, đem lại lợi ích kinh tế từ xuất khẩu tín chỉ các bon rừng và phát triển du lịch.