(QNO) - Sáng 29.5,
Theo đó, đề tài đã nghiên cứu, đề xuất công nghệ dự báo sét sớm phù hợp với từng địa phương, cụ thể là lắp đặt 2 trạm định vị sét và 4 trạm cảnh báo sét sớm tại Thăng Bình, Đại Lộc, Tam Kỳ và Hội An. 10 thiết bị phòng chống sét đánh thẳng cũng đã được lắp đặt tại các công trình xây dựng của những địa phương này. Thống kê cho thấy, 81% nhà dân và các công trình không lắp đặt hệ thống chống sét, bà con hầu như thiếu kiến thức về an toàn phòng chống sét. Trong suốt quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Vật lý địa cầu đã tổ chức 9 cuộc hội thảo bàn về thực trạng dông sét tại Quảng Nam, qua đó tuyên truyền cách thức phòng chống sét cho bà con. Đề tài đã cung cấp thông tin đến từng xã trên địa bàn nghiên cứu với 3 trạng thái cảnh báo dông sét: dông tại vị trí, dông ở gần và dông ở xa.
Được biết, Quảng Nam là một trong những địa phương có cường độ hoạt động dông sét mạnh, hoạt động dông sét bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, các tháng 11 đến tháng 3 thường rất ít dông. Mật độ sét trung bình trong khu vực dao động từ 3 lần/km2/năm ở phía biển và tăng dần theo hướng tây vào trong đất liền đạt các giá trị 10-13 lần/km2/năm, dông hoạt động mạnh vào thời điểm từ 14g đến 19g trong ngày.
Tại buổi nghiệm thu cấp cơ sở, các thành viên phản biện đánh giá cao tính thực tiễn của đề tài, từ thực hiện thí điểm ở Quảng Nam, mô hình có thể áp dụng trên địa bàn cả nước. Hiệu quả quan trọng của đề tài là đã nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ quản lý về nguy cơ từ dông sét và công tác phòng chống. Đề tài được hội đồng nghiệm thu cơ sở đánh giá đạt và tiếp tục được nghiệm thu và xếp loại ở cấp trung ương.
Bích Liên