“Kỹ sư mù” - là cái tên trìu mến mà người dân thôn Lâm Tây, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc đặt cho ông Đỗ Phú Kim - người có nghị lực phi thường, đến với internet để thay đổi cuộc đời.
BỊ mù từ năm 4 tuổi nhưng ông quyết tâm không đầu hàng số phận. Sau hơn 5 tháng cần mẫn học vi tính, ông đã thành thạo các kỹ năng cơ bản như đánh văn bản, học lỏm được chữ Braille và sửa được dụng cụ vi tính, máy móc. Nhờ có phần mềm âm thanh dành cho người khiếm thính, nên ông Kim có thể đọc báo và lướt web dễ dàng.
Người dân địa phương hào hứng tham dự ngày hội internet- Sự kiện do Ban QLDA BMGF- VN tổ chức. |
Nhận thấy sự cấp thiết trong nhu cầu thông tin của trẻ nhỏ ở làng, ông quyết định mở quán internet đầu tiên của làng với gần 20 chiếc máy. Hình ảnh ngày ngày từ người già tới trẻ nhỏ nườm nượp ra vào tìm hiểu kiến thức khiến người dân quê thán phục ông “kỹ sư mù”. Ông Trương Văn Lượng, Chủ tịch Hội Người mù Đại Lộc nhận xét: “Ông Đỗ Phú Kim là người luôn sống với những khát khao, chinh phục, là tấm gương sáng để những anh em cùng cảnh ngộ noi theo”.
Hiện Quảng Nam là một trong 12 tỉnh tham gia bước 3 của Dự án BMGF-VN và được trang bị 465 bộ máy tính có kết nối internet. Đây là cơ hội giúp mở ra cánh cửa tri thức với người có hoàn cảnh như ông Kim và cũng là cơ hội mới thay đổi cuộc sống cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh.
Là người tiên phong mở quán internet tại làng, khi Dự án BMGF-VN được triển khai với việc trang bị 465 bộ máy tính kết nối internet tại các TVCC và điểm bưu điện văn hóa xã, mong muốn giúp đỡ người dân nghèo và người tàn tật, nhóm yếu thế tại địa phương có cơ hội tìm hiểu kiến thức nhanh chóng và hữu ích cho phát triển đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của ông được hiện thực hóa.
A.C