Hôm qua 21.8,
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, Quảng Nam là một trong số các địa phương có nguồn cơ sở dữ liệu khá đồng bộ về cung - cầu lao động, tạo điều kiện cho các địa phương truy cập, khai thác thông tin lao động (thông qua website của Cục Việc làm - Bộ LĐ-TB&XH “http://vieclamvietnam.gov.vn”) để nghiên cứu xây dựng các chính sách về học nghề việc làm, giảm nghèo tại địa phương. Đồng thời, thông qua nguồn cơ sở dữ liệu này, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh xử lý dữ liệu cung ứng lao động phục vụ các hoạt động sàn giao dịch việc làm, tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.
Từ năm 2009 đến tháng 7.2013, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh đã tổ chức 73 phiên giao dịch việc làm, có 1.264 lượt doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng 158.573 lao động và hơn 17 nghìn lượt lao động tham gia sàn giao dịch việc làm. Qua đó, trung tâm đã tư vấn, giới thiệu cho 5.234 lao động đến phỏng vấn, làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, hoạt động giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế: chất lượng cung cấp dịch vụ của tổ chức giới thiệu việc làm chưa đủ thu hút doanh nghiệp; thiếu sự liên kết, chia sẻ thông tin thị trường lao động giữa các tổ chức giới thiệu việc làm với các cơ sở đào tạo nghề; vấn đề khai thác, sử dụng thông tin cung - cầu lao động phục vụ yêu cầu nghiên cứu xây dựng chính sách về học nghề, giải quyết việc làm chưa được các huyện, thành phố quan tâm đúng mức… Các đại biểu cũng đã thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm giúp gắn kết chặt chẽ hơn giữa người sử dụng lao động và người lao động, thông tin cung - cầu lao động nhạy bén hơn cũng như nâng cao công tác dự báo thông tin cung - cầu lao động vốn bị hạn chế.
DIỄM LỆ - ĐOÀN ĐẠO