Ngư dân gặp khó vì vụ kiện kéo dài

VIỆT QUANG 24/07/2018 09:33

Hành trình đóng tàu vỏ thép để vươn khơi bám biển của ngư dân Trần Văn Liên (thôn Tân An, xã Bình Minh, Thăng Bình) gặp quá nhiều trắc trở vì những vụ kiện kéo dài.

Tin liên quan

  • Sự cố tàu vỏ thép QNa-94679 hỏng máy: Hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm, sẽ xét xử giám đốc thẩm
  • Ngư dân lao đao vì ngân hàng khởi kiện
  • Tàu vỏ thép nằm bờ: Đến lượt ngân hàng khởi kiện ngư dân
  • Ngư dân đơn độc!
  • Nan giải dự án tàu vỏ thép
  • Vụ tàu vỏ thép QNa-94679 hỏng máy, nằm bờ: Không xử lý nhanh sẽ nan giải
  • Vụ tàu vỏ thép QNa-94679 hỏng máy, nằm bờ: Doanh nghiệp kêu cứu
  • Vụ tàu vỏ thép QNa-94679 hỏng máy nằm bờ: Chủ tàu chồng chất khó khăn
  • Vụ hỏng máy tàu vỏ thép QNa-94679: Công ty CP Bảo Duy kháng cáo
  • Công ty đóng tàu phải bồi thường thiệt hại cho ngư dân Trần Văn Liên
  • Sự cố hỏng máy tàu vỏ thép: Các bên đùn đẩy trách nhiệm
Ngư dân Trần Văn Liên vá lưới kiếm sống khi con tàu QNa-94679 nằm bờ từ tháng 3.2016 đến nay.Ảnh: V.Q
Ngư dân Trần Văn Liên vá lưới kiếm sống khi con tàu QNa-94679 nằm bờ từ tháng 3.2016 đến nay.Ảnh: V.Q

Mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã có quyết định kháng nghị hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm của TAND TP.Tam Kỳ và TAND tỉnh Quảng Nam về vụ kiện của ngư dân Trần Văn Liên đối với Công ty đóng tàu Bảo Duy và Công ty Liên Á khiến cho tàu vỏ thép QNa-94679 của ông Liên bị hỏng máy, nằm bờ từ ngày 29.3.2016 đến nay. Theo đó, đề nghị TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm trong thời gian đến.

Trao đổi với chúng tôi, ngư dân Trần Văn Liên cho biết, chỉ mong các ngành chức năng giải quyết khẩn trương, rốt ráo vụ kiện kéo dài để có thể nhận bàn giao con tàu vỏ thép QNa-94679, vươn khơi sản xuất. Ông nói rất mong ở bản án giám đốc thẩm sắp tới, bên nào chịu trách nhiệm bồi thường máy hỏng thì phải chịu thêm trách nhiệm bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho ngư dân trong thời gian qua. Cụ thể là số tiền hơn 500 triệu đồng đã phải chi ra cho bạn biển theo hợp đồng lao động đã ký để cùng sản xuất trên con tàu vỏ thép QNa-94679 và số tiền nợ quá hạn, nợ xấu đối với BIDV chi nhánh Quảng Nam. Về điều này, ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Thường trực Ban chỉ đạo triển khai Nghị định 67 Quảng Nam cho là hợp tình, hợp lý vì ông Liên đã chịu quá nhiều thiệt hại khi con tàu nằm bờ trong khi trách nhiệm bồi thường thiệt hại chưa được xác định.

Ngư dân Trần Văn Liên mong muốn nhận tàu để ra khơi nhưng việc này rất khó thành hiện thực. BIDV chi nhánh Quảng Nam - ngân hàng cho ông Liên vay vốn đóng tàu đã quả quyết không tiếp tục giải ngân vốn đóng tàu mà khởi kiện ông Liên ra tòa để thanh lý tàu vỏ thép QNa-94679, qua đó thu hồi vốn vay đã giải ngân là 7,67 tỷ đồng. “Số tiền nợ quá hạn, nợ xấu của ông Liên đã quá lớn mà ngư dân này lại không còn khả năng trả nợ. Chúng tôi khởi kiện ông Liên để thanh lý tàu vỏ thép là đúng quy định” - bà Vũ Thị Tố Nga, Phó Giám đốc BIDV chi nhánh Quảng Nam nói.

Chúng tôi đặt câu hỏi với ông Ngô Tấn là tại sao không áp dụng giải pháp khoanh nợ cho ông Liên khi ngư dân này chưa nhận tàu mà phải trả nợ ngân hàng? Ông Ngô Tấn nói: “Khi tàu vỏ thép bị hỏng máy từ tháng 3.2016, đã tham mưu UBND tỉnh kiến nghị các ngành chức năng của trung ương khoanh nợ cho trường hợp của ông Liên. Tuy nhiên, các cơ quan cấp trên lại cho rằng không khả thi vì Nghị định 67 chỉ áp dụng khoanh nợ trong các trường hợp tàu bị đâm chìm hoặc sự cố thiên tai, loại trừ trường hợp tàu bị hỏng máy như ông Liên gặp phải”. Ông Ngô Tấn cho rằng, ông Liên là nạn nhân từ bất cập của Nghị định 67. Khi nghị định ra đời, đã không lường trước được các sự cố phát sinh như bị hỏng máy, ngư dân chưa được bàn giao tàu mà vẫn phải trả nợ ngân hàng dù không có sinh kế.

VIỆT QUANG

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Ngư dân gặp khó vì vụ kiện kéo dài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO