Nhân vật
Về quê cụ Phan Châu Trinh
PHÚ BÌNH |
Làng Tây Lộc (nay là thôn Tây Lộc, xã Tam Lộc, Phú Ninh) - quê cụ Phan Châu Trinh hiện còn lưu nhiều dấu tích có liên quan đến thời trai trẻ của nhà chí sĩ yêu nước kiệt xuất với chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Đại tướng Chu Huy Mân với xứ Quảng
LÊ NĂNG ĐÔNG |
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Đại tướng Chu Huy Mân có nhiều gắn bó, dấu ấn với khu 5 nói chung, mảnh đất xứ Quảng nói riêng...
Ký ức về Trung tá Đinh Ngọc Cân
TRẦN HOÀNG ANH |
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Trung tá Đinh Ngọc Cân gắn liền với lịch sử hình thành, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Trinh sát An ninh vũ trang Quảng Nam (nay là Bộ đội biên phòng Quảng Nam).
Sổ tay công tác của cố Bí thư Tỉnh ủy Hồ Nghinh
VÕ HÀ |
(QNO) - Kể từ ngày giải phóng miền Nam, sau thời gian 7 năm làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng (1975-1982), tháng 3/1982, trước khi ra Hà Nội nhận công tác ở Trung ương đảm nhận chức vụ Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, đồng chí Hồ Nghinh đã giao cho Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng các cuốn sổ tay công tác của mình [trong thời kỳ chiến tranh có 5 cuốn, trong thời kỳ hòa bình có 22 cuốn).
Người tìm tranh trên đá
TÂY BÌNH |
Gần 20 năm gắn bó với đá cảnh, trong đôi mắt của anh Phan Út chừng như thấp thoáng từng vân đá, cả những đam mê lăn dài theo từng viên đá cuội, để rồi như cách anh chia sẻ, hễ tìm được người chấp nhận và đồng cảm với bức tranh đá mình tìm được là niềm vui.
Có một "Madam Bình" ở Paris!
VÂN TRÌNH |
Trong lịch sử lâu đời của mình, đất Quảng vinh dự đóng góp cho đất nước nhiều nhà ngoại giao nổi tiếng như Phạm Phú Thứ, Lê Đỉnh, Nguyễn Thành Ý… Và, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc đối với ngoại giao nước nhà phải kể đến bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước, người phụ nữ duy nhất tham gia ký “Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” ngày 27/1/1973, cách đây tròn 50 năm.
Di sản của tiền nhân
THÀNH CÔNG |
(Xuân Quý Mão) - Vượt thoát khỏi lãng quên, tư tưởng canh tân của cụ Phan Châu Trinh (1872 - 1926) vẫn đầy tính thời sự, hay nhân cách, sự mẫu mực của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công (1912 - 2011) luôn là tấm gương lấp lánh soi chiếu cho đời sau..., trở thành di sản đầy giá trị thực tiễn từ tiền nhân.
Lê Đình Kỵ - "Hối nhân bất quyện"
PHẠM PHÚ PHONG |
(Xuân Quý Mão) - “Hối nhân bất quyện” là chữ của Khổng Tử, dùng để tôn vinh những người cả một đời dạy người không biết mệt mỏi. GS - Nhà giáo nhân dân Lê Đình Kỵ là một trong những người như thế.
Nghĩ về nhiệm vụ "khai dân trí" của Phan Châu Trinh
VU GIA |
(Xuân Quý Mão) - Về tư tưởng Phan Châu Trinh (1872 - 1926), tôi nghĩ cốt lõi vẫn là chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của ông.
Thầy Hoàng Trọng Phiến: Người đưa giọng Quảng thăng hoa
PHẠM PHÚ PHONG |
Sau 1975, khi tôi trở về với giảng đường đại học, có người thầy là giảng viên tăng viện từ Đại học Tổng hợp Hà Nội, về giảng dạy bộ môn Ngôn ngữ học cho khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Huế, nói rặt giọng Quảng, không chỉ đã hút hồn chúng tôi một cách mê đắm, mà còn tạo nên sự ngạc nhiên, kính phục và ngưỡng mộ vô cùng.
Cuộc đời làm quan ngắn ngủi của Trần Quý Cáp
LÊ THÍ |
Cuộc đời làm quan của Trần Quý Cáp vỏn vẹn chưa đầy 2 năm, từ 5/7/1906 đến 17/5/1908. Nhiều người nghĩ, giá ngày đó ông từ chối chức vụ Giáo thọ Thăng Bình thì có thể không phải chết thảm vì một bản án oan nghiệt!
Di ngôn của Phan Châu Trinh
LÊ THÍ |
Sau ngày về nước (28/6/1925), Phan Châu Trinh đã có hai buổi diễn thuyết ở Sài Gòn. Hậu thế vẫn xem đây là “di ngôn” cuối cùng ông gửi lại quốc dân đồng bào.
Chi bằng học một giá trị vĩnh viễn
XUÂN HIỀN |
(VHQN) - Tâm điểm của mọi sự phát triển vẫn là hướng đến con người. Tiếp nối tinh thần Phan Châu Trinh là nhận chân những giá trị tư tưởng cụ đau đáu cả cuộc đời, và sau đó Tìm cách phát huy “di sản tinh thần” này trong đời sống hiện nay.
"Đồng thị thiên nhai'
LÊ THÍ |
Giữa Tiểu La Nguyễn Thành và Huỳnh Thúc Kháng tuy chênh lệch nhau về tuổi tác (Tiểu La lớn hơn Huỳnh Thúc Kháng 13 tuổi) và khuynh hướng cách mạng (minh xã và ám xã) nhưng cả hai lại có mối giao tình rất đặc biệt, nhất là những ngày bị giam ngoài Côn Đảo.
Tính cách Quảng trong Phan Châu Trinh
VU GIA |
Xem nhiều tác phẩm của Phan Châu Trinh, người đọc dễ dàng nhận ra tính “hay cãi” của người Quảng Nam đong đầy trong huyết quản của ông.
Thao thức một tiếng chuông
HỨA VĂN ĐÔNG |
Từ đầu thế kỷ 20, nhiều bậc thức giả đã thao thức với vận mệnh dân tộc và gióng lên những tiếng chuông tỉnh thức. Tiếng chuông ấy, theo thời gian, được cộng hưởng từ nhiều thế hệ...
Tấm lòng đau đáu vì dân, vì nước
LÊ NĂNG ĐÔNG |
Cuộc đời và sự nghiệp chí sĩ Phan Châu Trinh là kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của một người luôn đau đáu vì nhân dân, là gương mặt tiêu biểu cho sĩ phu xứ Quảng trước vận nước.
Danh sĩ Lương Trọng Hối
Lương y NGUYỄN TẤN TẬP |
Lương Trọng Hối là một danh sĩ yêu nước thương dân, một nhà khoa bảng có nhân cách và tấm lòng, là một danh y tài giỏi của đất Quảng. Cuộc đời cụ là tấm gương sáng về lòng nhân hậu, với lối sống giản dị, liêm khiết giúp đời, đáng để cho các thế hệ sau, nhất là các thầy thuốc, lương y học tập.
Người giữ tuồng dưới chân đèo Le
ĐẶNG TRƯƠNG |
Tròn 55 năm gắn bó với nghệ thuật tuồng xứ Quảng, ông Hà Ngọc Tiên ở thôn Lộc Thượng, xã Quế Long, huyện Quế Sơn được xem là nghệ nhân chân đất có ảnh hưởng lớn đến phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng, đặc biệt là tuồng ở mảnh đất dưới chân đèo Le.
Chuyện chép từ ký ức
LÊ NĂNG ĐÔNG |
Với những người đã từng sống, công tác bên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, thì dù ngót nửa thế kỷ trôi qua, nhưng những ký ức về người anh, người bác, người cha vô cùng đáng kính vẫn còn vẹn nguyên.