(QNO) - Những người thợ sửa tàu tại triền đà An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên suốt ngày luôn tất bật với những con tàu cũ hư hỏng.
|
Người thợ mộc đang bào cho nhẵn lớp vỏ gỗ mới được thay. |
Họ được ví như là những “bác sĩ” chữa thương cho những con tàu cũ kỹ sau nhiều năm “chinh chiến” ở biển cả. Sau khi qua tay các người thợ ấy, những chiếc tàu lại tiếp tục vươn ra biển lớn.
Những ngày biển động có gần chục chiếc tàu được đưa vào triền đà này để sửa chữa. Ở đây có hàng chục người thợ, họ nhận làm nhiều công đoạn khác nhau như làm vỏ tàu gỗ, xảm tàu, trít keo composite.
|
Để tháo những con bù lông ra khỏi vỏ tàu cũ, người thợ phải dùng búa đập mạnh. |
Nghề sửa tàu biển ở An Lương được coi là nghề gia truyền vì nó có từ đời này qua đời khác. Lúc xưa máy móc chưa phát triển, các công ty đóng tàu còn ít thì nghề sửa tàu thủ công khá thịnh hành. Anh Lê Văn Vinh, thợ làm vỏ tàu, kể rằng một con tàu cần thay mới lớp vỏ phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ việc tháo lớp ván gỗ, các gian đà trên thân tàu, rồi chọn gỗ mới để bào nhẵn, đóng bu lông ghép cố định thành lớp vỏ mới.
Sau khi đội thợ mộc làm xong lớp vỏ tàu thì chuyển qua cho đội khác trám những kẽ hở giữa các tấm ván, trít keo composite, sơn lớp vỏ, công đoạn này gọi là xảm vỏ tàu.
Những người thợ ở đây kể rằng, nghề sửa tàu gỗ có thu nhập khá, mỗi người có thể kiếm được 300-400 nghìn đồng/ngày để trang trải cuộc sống gia đình, nuôi con cái ăn học.
|
Cố định vỏ tàu. |
|
Thay mới các thanh gian đà. |
|
Những người thợ đang xảm tàu. |
|
Đóng đinh cố định lớp keo composite vừa mới trít xong. |
|
Nhiều con tàu được đưa vào triền đà để sửa chữa. |
|
Một con tàu đã được thay lớp vỏ mới toanh. |
|
Người thợ xảm dùng xi măng trộn với keo để trát lên các kẽ hở vỏ tàu. |
|
Dùng dăm tre để xảm các kẽ hở vỏ tàu. |
VÕ LÊ