- Những chi tiết chưa nói của Di chúc Bác Hồ
- Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969
- Hướng dẫn tổ chức kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ
- Triển khai kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Triển lãm 40 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh
|
(QNO) - Mục tiêu của công cuộc đổi mới hiện nay là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thế kỷ này trở thành nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. Việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện chính là đang hiện thực hóa lời dặn của Bác: "Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". |
Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là nguồn sức mạnh tinh thần dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trên con đường xây dựng Tổ quốc. |
Qua 45 năm thực hiện di chúc của Bác Hồ, đất nước đã đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.Sau 6 năm, kể từ ngày Bác đi xa, năm 1975, Đảng và Nhân dân ta đã thực hiện được lời dạy của Bác, giành thắng lợi trọn vẹn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mang lại sự thống nhất đất nước sau bao năm bị thực dân đế quốc chia cắt.Đó là thắng lợi của ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền lại cho Đảng và nhân dân ta.Trong hơn 10 năm, từ 1975 đến 1986, sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, chúng ta vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vừa xây dựng những cơ sở công nghiệp lớn của nền kinh tế.Những cố gắng chắt chiu trong xây dựng đã giúp tăng thêm những nguồn lực phát triển trong những giai đoạn sau này.Xuất phát từ thực tiễn đất nước, từ cơ sở, chúng ta tiến hành đổi mới từng bước.Sự nghiệp đổi mới đất nước bắt đầu vào năm 1986. Gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.Nước ta là một trong số rất ít nước xã hội chủ nghĩa trước đây giữ vững được vai trò lãnh đạo của Đảng và kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Nhờ đổi mới, đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước, nước ta đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài và trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, chúng ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, đời sống nhân dân có nhiều thay đổi tích cực, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường.Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng; chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, như căn dặn của Bác.Mục tiêu của công cuộc đổi mới hiện nay là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thế kỷ này trở thành nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. Đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đang hiện thực hóa lời dặn của Bác: "Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".Công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, càng đồi hỏi phải có bước đi, hình thức, cách làm phù hợp với thực tế Việt Nam. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điệu kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện của đất nước.
(Theo chinhphu.vn)