(QNO) - Không chỉ sử dụng không gian hiệu quả, các công trình là giải pháp thiết thực giúp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, trong đó bao gồm:
Tòa nhà Pixel (Australia)
Được khai trương cách đây 10 năm tại Melbourne, Pixel là tòa nhà trung tính CO2 đầu tiên của Australia. Pixel là nơi có nguồn điện được sản xuất hoàn toàn từ nguồn năng lượng mặt trời và cả cung cấp lương thực cho tòa nhà. Điểm nổi bật của Pixel là các tấm đầy màu sắc, bắt mắt, cung cấp bóng râm và tối đa hóa ánh sáng ban ngày khi cần thiết, hỗ trợ xử lý nước thải, mái nhà hứng nước mưa để tạo nước sạch và một loạt các tua bin gió thẳng đứng. Ảnh: Gettyimages
Trung tâm thương mại thế giới Bahrain
Tọa lạc ở thủ đô Manama, trung tâm thương mại này là tòa tháp đôi cao 240m bao gồm 50 tầng. Được khánh thành vào năm 2008, đây là tòa nhà chọc trời phát điện gió đầu tiên thế giới khi tận dụng gió sa mạc của vương quốc Bahrain. Trên ba chiếc cầu treo nối liền hai tòa tháp là ba chiếc tua bin gió cực lớn. Mỗi tua bin có công suất tương đương 225kW, đường kính dài 29m. Ảnh: Ashui
Trung tâm hội nghị Vancouver (Canada)
Đây là một ốc đảo đô thị ở thành phố Vancouver nhộn nhịp và là nơi diễn ra các sự kiện, triển lãm thương mại, hội nghị. Mái nhà được thiết kế với các thảm cỏ, giảm nhiệt tích tụ vào mùa hè và giữ nhiệt lại vào mùa đông. Từ đó sử dụng rất ít nguồn điện năng để làm mát hay sưởi ấm toàn nhà. Ảnh: exhibitionshowcase
CopenHill (Đan Mạch)
Mỗi năm, nhà máy CopenHill xử lý 400.000 tấn rác thành nguồn điện năng cung cấp cho khoảng 150.000 ngôi nhà gần đó. CopenHill được khánh thành tại thành phố Copenhagen cách đây 3 năm. Đây cũng là cơ sở thể thao với dốc trượt tuyết nhân tạo. CopenHill cũng bao gồm một trung tâm giáo dục môi trường. Ảnh: Time
Suzlon One Earth (Ấn Độ)
Một trụ sở được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu tái chế và không độc hại. Thiết kế cho phép tạo ra không khí trong lành và ánh sáng tự nhiên đến tất cả các không gian của khuôn viên. Đây là công trình xanh LEED cấp bạch kim, tạo ra một số nhu cầu điện tại chỗ - 80% năng lượng này đến từ gió và 20% từ năng lượng mặt trời. Ảnh: Sulzon
Tháp Robinson của Singapore
Công trình được ví như một điển hình của đô thị hóa bền vững, bao gồm các văn phòng cho thuê, không gian bán lẻ. Tòa tháp này đồng thời là một viên ngọc mới trong vương miện kiến trúc của Singapore. Không chỉ tòa nhà kể cả lối đi rợp mát cây xanh, tháp Robinson có thiết kế tối đa hóa lượng ánh sáng tự nhiên có sẵn, giúp giảm chi phí chiếu sáng nhân tạo. Ảnh: archdaily
Trung tâm Eastgate của Zimbabwe
Là tổ hợp trung tâm mua sắm và văn phòng cho thuê, Eastgate luôn được giữ ở 27 độ C nhờ hệ thống thông khí và làm mát hoàn toàn tự nhiên nên tòa nhà không cần gắn máy điều hòa hay lò sưởi. Mở cửa từ năm 1996, Eastgate là toàn nhà tự làm mát đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Alamy
Trung tâm Bullitt của Mỹ
Được xây dựng tại thành phố cảng Seattle, bang Washington với thiết kế để có tuổi thọ 250 năm. 100% năng lượng cung cấp tại chỗ từ các tài nguyên tái tạo từ 575 tấm pin năng lượng mặt trời. Với tòa nhà không khí thải này, thậm chí trên 80% ánh sáng tự nhiên nhờ các cửa sổ. Bullitt cũng là một trong những tòa nhà thông minh nhất thế giới. Ảnh: casestudies.uli.