Phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi: Thăng Bình đề nghị tạm ứng 45,5 tỷ đồng

NGUYỄN SỰ |

Những ngày qua, vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lây lan tại nhiều địa phương của huyện Thăng Bình khiến số heo bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy bắt buộc liên tục tăng mạnh. Để kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi theo cơ chế của Nhà nước và thực hiện một số khâu trong công tác phòng chống dịch, Thăng Bình vừa có tờ trình đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ hơn 45 tỷ đồng.

Những ngày qua, số heo bị nhiễm dịch phải tiêu hủy bắt buộc ở nhiều nơi của huyện Thăng Bình tiếp tục tăng mạnh. Ảnh: VĂN SỰ
Những ngày qua, số heo bị nhiễm dịch phải tiêu hủy bắt buộc ở nhiều nơi của huyện Thăng Bình tiếp tục tăng mạnh. Ảnh: VĂN SỰ
 

Ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên tại Thăng Bình vào ngày 17.5.2019 tại thôn Bàu Bính thuộc xã Bình Dương. Đến nay, dịch bệnh đã gây hại tại tất cả 22 xã, thị trấn của huyện. Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Nam vào sáng qua 5.8, ông Đoàn Thanh Khiết - Trưởng phòng NN&PTNT Thăng Bình cho biết, thời gian qua vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi phát tán rất nhanh tại nhiều nơi của huyện và hiện vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. “Tính đến thời điểm này toàn huyện đã có 50.814 con heo các loại của 12.749 hộ dân ở 94 thôn, khối phố bị mắc bệnh phải tiêu hủy bắt buộc với tổng trọng lượng hơn 2.623 tấn heo hơi. Đáng lo là, tại xã Bình Dương đã qua 30 ngày không có thêm heo nhiễm dịch thì nay lại bùng phát ổ bệnh mới” - ông Khiết nói.

Theo ông Đoàn Thanh Khiết, với tổng trọng lượng heo hơi đã tiêu hủy vừa nêu, nếu áp dụng cơ chế hỗ trợ của Nhà nước theo Quyết định số 1210/QĐ-UBND (ngày 6.4.2018) của UBND tỉnh và Quyết định số 793/QĐ-TTg (ngày 27.6.2019) của Thủ tướng Chính phủ thì tổng số tiền huyện Thăng Bình sẽ chi để hỗ trợ cho người chăn nuôi có heo bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy bắt buộc là hơn 70 tỷ đồng. Trong khi đó, việc thuê nhân công tiêu hủy heo chết và mắc bệnh, nếu tính bình quân mỗi con tốn 100 nghìn đồng thì số tiền địa phương phải bỏ ra để thực hiện khâu này gần 5,1 tỷ đồng...

Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Nam - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi & thú y Quảng Nam cho biết, trong tổng số 14 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh bị bệnh dịch tả lợn châu Phi tấn công thì thời gian qua Thăng Bình là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. “UBND huyện Thăng Bình vừa có Tờ trình số 190/TTr-UBND gửi UBND tỉnh và các ngành liên quan đề nghị xem xét cấp tạm ứng cho địa phương 45,5 tỷ đồng nhằm kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi có heo bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy bắt buộc và phân bổ kinh phí cho chính quyền các xã, thị trấn của huyện để phục vụ công tác phòng chống dịch” - ông Nam nói.

TAGS

Phước Sơn khẩn trương phòng chống dịch tả lợn châu Phi

TRỌNG Ý |

Nhận tin báo trên địa bàn các xã Phước Công, Phước Năng và thị trấn Khâm Đức (huyện Phước Sơn) xuất hiện tình trạng heo nuôi chết hoàng loạt, sáng 5.8, UBND huyện Phước Sơn tổ chức họp khẩn, triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch lây lan.

Lỏng lẻo phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại Thăng Bình - Bài 1: Lúng túng dập dịch (clip)

ĐOÀN ĐẠO - THANH THẮNG |

(QNO) - Trong khi dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Thăng Bình vẫn đang diễn biến phức tạp, khó khoanh vùng khống chế thì từ giữa tháng 7.2019 đến nay, nhiều địa phương của huyện lúng túng trong việc dập dịch, tiêu hủy heo nhiễm bệnh. Điều này không những khiến dịch lây lan nhanh mà còn kéo theo nhiều hệ lụy, nhất là ô nhiễm môi trường.

Dịch tả lợn châu Phi sẽ còn bùng phát mạnh

VĂN SỰ - THÀNH CÔNG |

Đó là nhận định của ông Nguyễn Thành Nam - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi & thú y trong cuộc trao đổi với Quảng Nam Cuối tuần về diễn biến của dịch tả lợn châu Phi tại Quảng Nam.