Phát triển cộng sinh hệ sinh thái rừng

TRẦN HỮU 23/02/2022 06:55

Quảng Nam cùng cả nước đang triển khai rầm rộ chiến dịch “Tết trồng cây”, để tài nguyên rừng không đơn thuần chỉ bảo vệ môi trường sinh thái mà còn cộng sinh giá trị văn hóa, đem lại lợi ích kinh tế từ xuất khẩu tín chỉ các bon rừng và phát triển du lịch.

TRANG 8 Đường dây nóng 0905.055367 Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 2 Ngày 22.2, tại trụ sở Ban tiếp công dân tỉnh, UBND tỉnh tổ chức tiếp công dân định kỳ tháng 2 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu chủ trì. Cùng dự có đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh và địa phương liên quan. Công dân Hoàng Anh Hùng (trú huyện Thăng Bình) kiến nghị về chính sách giảm thuế cho người có công. Cụ thể, năm 2017 ông làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa số 956, tờ bản đồ số 07, diện tích 526,3m2. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thăng Bình đã chuyển thông tin xác định nghĩa vụ tài chính cho Chi cục Thuế xác định diện tích đất ở 200m2 thuộc thửa đất số 956, tờ bản đồ số 07 là vượt hạn mức đất ở. Trên cơ sở này, Chi cục Thuế Thăng Bình đã phát hành thông báo nộp tiền sử dụng đất của ông Hùng là 85 triệu đồng và tiền lệ phí trước bạ là 250 nghìn đồng. Sau khi nhận thông báo thuế, ông Hùng không thực hiện nộp tiền mà cũng không làm hồ sơ ghi nợ tiền sử dụng đất. Sau đó ông Hùng đã làm hồ sơ đề nghị miễn giảm tiền sử dụng đất (vì ông Hùng là con liệt sĩ) và được UBND huyện Phát triển cộng sinh hệ sinh thái rừng Quảng Nam cùng cả nước đang triển khai rầm rộ chiến dịch “Tết trồng cây”, để tài nguyên rừng không đơn thuần chỉ bảo vệ môi trường sinh thái mà còn cộng sinh giá trị văn hóa, đem lại lợi ích kinh tế từ xuất khẩu tín chỉ các bon rừng và phát triển du lịch. B
Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Giang vừa phát động chiến dịch “Tết trồng cây” đầu xuân. Ảnh: P.T

Đa dạng mục tiêu 

Sau 2 năm, Quảng Nam phê duyệt kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng (REDD+) giai đoạn 2020 – 2030, thời điểm này chính quyền tỉnh và ngành nông nghiệp đang đi đúng lộ trình hoàn tất các thủ tục hồ sơ, giải trình, thuyết minh đề án, đàm phán với đối tác để hướng đến xuất khẩu tín chỉ các bon rừng.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương cho phép Quảng Nam thực hiện thí điểm REDD+ và đề nghị hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp Bộ TN-MT thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Từ Văn Khánh cho biết: “Ngành đã hoàn thiện đề án, tham mưu Sở NN&PTNT báo cáo giải trình các nội dung góp ý của các bộ, ngành trung ương và báo cáo UBND tỉnh trình Tổng cục Lâm nghiệp thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

Hưởng ứng chiến dịch tham gia trồng cây đầu xuân tại huyện Nam Trà My. Ảnh: T.H
Hưởng ứng chiến dịch tham gia trồng cây đầu xuân tại huyện Nam Trà My. Ảnh: T.H

Về chọn đối tác mua tín chỉ các bon rừng, đầu năm 2022 ngành nông nghiệp đã phối hợp với Công ty Dầu khí BP (Vương quốc Anh) rà soát hồ sơ dự án đánh giá các bon và tiềm năng kinh doanh tín chỉ các bon rừng từ REDD+ của tỉnh theo thỏa thuận đàm phán đã ký kết.

UBND tỉnh thống nhất giao giao Sở NN&PTNT làm đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng tỉnh tổ chức đàm phán để tiếp tục hợp tác với Công ty Dầu khí BP.

Trong khi đó, chính quyền tỉnh đồng ý cho phép Tổ chức WWF - Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Huế tổ chức khảo sát, đánh giá về phát thải và hấp thụ các bon rừng trên địa bàn tỉnh.

Theo tính toán, mỗi năm Quảng Nam có thể thu về khoảng 5 triệu USD từ việc bán tín chỉ các bon rừng. Nếu đề án được triển khai hiệu quả sẽ giúp tỉnh giữ được 466.113ha rừng tự nhiên hiện có, trong vòng 10 năm từ 2021 – 2030 sẽ tăng lên 20% độ che phủ rừng, đến năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 61% độ che phủ rừng; dự kiến sẽ giảm phát thải khoảng 14,1 triệu tấn CO2 từ rừng vào năm 2030.

Thời gian qua, các chủ trương, chính sách của tỉnh phát triển song hành vừa nâng cao giá trị rừng sản xuất vừa đạt mục tiêu quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên bền vững. Cụ thể, UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Như vậy, bắt đầu từ năm 2022 chuyển sang giai đoạn nâng cao chất lượng rừng và giá trị kinh tế cho rừng.

Lan tỏa “Tết trồng cây”

Trong chiến dịch ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây”, từ đầu tháng 1.2022 đến nay, nhiều địa phương mong muốn thiết lập đai rừng phòng hộ ở các khu vực dễ bị tổn thương trước hiện tượng sạt lở đất ở vùng cao và nước biển dâng vùng đồng bằng, kể cả phủ cây xanh tạo cảnh quan ở các khu dân cư, tuyến phố, nơi công cộng... Từ rẻo cao đến khu vực đồng bằng, dịp đầu xuân, các địa phương, đơn vị, chủ rừng đồng loạt hưởng ứng chiến dịch.

Bảo tồn Vườn quốc gia Sông Thanh vừa thiết lập được vành đai xanh vừa bán tín chỉ các bon rừng và phát triển du lịch trải nghiệm. Ảnh: HP.
Bảo tồn Vườn quốc gia Sông Thanh vừa thiết lập được vành đai xanh vừa bán tín chỉ các bon rừng và phát triển du lịch trải nghiệm. Ảnh: HP.

Năm 2021, “giặc lửa” đã thiêu rụi gây thiệt hại hơn 836ha rừng sản xuất, phòng hộ ở 14 địa phương trong tỉnh. Vì vậy, kế hoạch phục hồi rừng năm nay của tỉnh sẽ ưu tiên tập trung trồng lại rừng cho các tiểu khu bị thiệt hại.

Tại Tiểu khu 444 xã Phước Ninh (Nông Sơn), cháy rừng hồi năm ngoái gây thiệt hại hàng chục héc ta rừng sản xuất lẫn phòng hộ. Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi, ông Mai Văn Dưỡng cho biết, theo kế hoạch, năm 2022, đơn vị sẽ trồng 30.000 cây gỗ lớn các loại để phục hồi rừng ở các khu vực bị sạt lở, xảy ra cháy rừng nhằm nâng độ che phủ rừng trong lâm phận khu bảo tồn, góp phần giảm nhẹ thiên tai. Năm 2021, chủ rừng này trồng 15.000 cây gỗ lớn dọc tuyến đường Trường Sơn Đông, hiện cây sinh trưởng tốt.

Tại xã Đắc Pring (Nam Giang), Vườn quốc gia Sông Thanh cũng vừa phát động chiến dịch “Tết trồng cây”. Nhiều năm nay, chủ rừng này ngoài nhiệm vụ bảo vệ nghiêm ngặt cả vùng đệm lẫn vùng lõi vườn quốc gia, còn xây dựng vườn ươm cây giống cung cấp, hỗ trợ cho người dân trồng rừng.

Theo thống kê, trên địa bàn các xã vùng đệm của Vườn quốc gia Sông Thanh có hơn 5.500 hộ gia đình (gần 20 nghìn khẩu), trong đó đồng bào dân tộc Cơ Tu, Giẻ Triêng và Mơ Nông thuộc 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn chiếm 95% tổng số hộ. Đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng, nên tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp vào đa dạng sinh học của khu vực Trung Trường Sơn.

Năm 2022, Vườn quốc gia Sông Thanh sẽ tiếp tục trồng rừng, hỗ trợ cây giống cho đồng bào trồng các cây lát hoa, lim, giổi, ươi… Vườn quốc gia Sông Thanh cho biết, thời gian qua, đơn vị bảo tồn nhiều giống cây bản địa, trong đó tổ chức thu mua lại hạt ươi bay của người dân thu lượm, đem về ươm giống và cấp lại cho người dân để trồng, phát triển và bảo vệ rừng ươi. Năm 2022 chủ rừng này sẽ cấp những giống cây ươi cho người dân trồng, chăm sóc.

 Theo kế hoạch, năm 2022, Quảng Nam đặt mục tiêu phấn đấu trồng hơn 9,5 triệu cây xanh. Trong đó, hơn 8,8 triệu cây xanh trồng phân tán; còn lại trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng trồng sản xuất (tương ứng khoảng 650ha).

Về nhiệm vụ quản lý, phát triển rừng trọng tâm năm 2022, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, các địa phương sẽ tiếp tục thực hiện đề án trồng rừng gỗ lớn; duy trì chứng chỉ rừng đã được cấp và hỗ trợ, phối hợp, hướng dẫn cấp mới chứng chỉ rừng cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Cạnh đó, giải quyết quyền lợi đối với đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp, đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người dân nay thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

“Có nhiều việc phải làm trong năm nay, nhưng trước mắt ngành nông nghiệp sẽ tập trung xử lý dứt điểm các diện tích rừng chồng lấn giữa các ban quản lý rừng, các chủ rừng khác và người dân. Chỉ đạo việc cập nhật theo dõi diễn biến rừng kịp thời, sát thực tế…” – ông Bửu nói.

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Phát triển cộng sinh hệ sinh thái rừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO