Phát triển vùng rau hữu cơ Hội An

VĨNH LỘC 25/06/2021 14:13

QNO) – Hội An được biết đến như là địa phương đi đầu trong việc triển khai các mô hình trồng rau hữu cơ quy mô, qua đó không chỉ giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập ổn định, mà còn mang đến cho người tiêu dùng thực phẩm an toàn, cải thiện và nâng cao sức khỏe. QNO) – Hội An được biết đến như là địa phương đi đầu trong việc triển khai các mô hình trồng rau hữu cơ quy mô, qua đó không chỉ giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập ổn định, mà còn mang đến cho người tiêu dùng thực phẩm an toàn, cải thiện và nâng cao sức khỏe. QNO) – Hội An được biết đến như là địa phương đi đầu trong việc triển khai các mô hình trồng rau hữu cơ quy mô, qua đó không chỉ giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập ổn định, mà còn mang đến cho người tiêu dùng thực phẩm an toàn, cải thiện và nâng cao sức khỏe. 

Mô hình nông nghiệp hữu được Hội An phát triển mạnh mẽ nhiều năm qua
Mô hình nông nghiệp hữu được Hội An phát triển mạnh mẽ nhiều năm qua

Từ vườn rau Thanh Đông

Năm ký cà tím, 4 ký đậu bắp, 6 ký dưa leo, 3 ký đậu đũa... tổng cộng khoảng 30 ký là những thứ mà ông Nguyễn Văn Chức – Trưởng nhóm sản xuất rau hữu cơ Thanh Đông (phường Cẩm Thanh, TP.Hội An) thu gom và sắp gửi đi Đà Nẵng trong hôm nay.

Từ trưa hôm trước, các thành viên trong nhóm sẽ thông tin các loại rau hiện có trong vườn của mình, sau khi tổng hợp, ông Chức báo lại cho khách, chiều thì bắt đầu thu hoạch. Tất cả được tập trung đóng gói để sáng hôm sau gửi xe mang ra Đà Nẵng. Những tháng trước, bình quân mỗi ngày nhóm ông Chức gửi ra Đà Nẵng từ 50 – 60 ký rau củ, quả nhưng từ tháng 5 đến nay, trời nắng gắt, rau cằn cỗi nên sản lượng sụt hẳn.    

Được thành lập tháng 11.2013 với sự hỗ trợ của Trung tâm Hành động vì sự phát triển đô thị (ACCD) và Chương trình nông thôn mới, đến nay vườn rau hữu cơ Thanh Đông đã có 10 hộ dân tham gia, tổng diện tích trên 12.300m2. Trước dịch covid, mỗi thành viên trong nhóm thu nhập từ 3 - 10 triệu đồng/tháng, bao gồm tiền phục vụ khách du lịch, nhưng từ năm 2020 đến nay dịch Covid-19 bùng phát, khách du lịch vắng, thu nhập của nhóm cũng sụt giảm chỉ còn 2 – 4 triệu đồng.

Vài năm trở lại đây, canh tác hữu cơ đã trở thành xu hướng của nhiều địa phương trên địa bàn thành phố. Khởi đầu từ Thanh Đông mô hình trồng rau hữu cơ đã lan toả ra nhiều địa phương khác như Cẩm Kim, Cẩm Châu, Cẩm Hà. Đến nay tổng diện tích trồng rau hữu cơ trên địa bàn thành phố đã hơn 9ha với 15 nhóm và dự án tham gia sản xuất.

Theo bà Nguyễn Thị Vân – Trưởng phòng Kinh tế TP.Hội An, sau hơn 7 năm triển khai thực hiện các dự án sản xuất rau hữu cơ kết quả mang lại khá khả quan, thể hiện rõ nét chính là nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Đặc biệt, nhiều tập thể, cá nhân đã biết kết hợp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, tạo điểm tham quan học tập cho học sinh, sinh viên và khách du lịch.

Mô hình rau hữu cơ Trà Quế trở thành điẻm tham quan du lịch nổi tiếng ở Hội An
Mô hình rau hữu cơ Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Hội An

Hiện tại, khoảng 20 chủng loại rau, quả đã được sản xuất quanh năm, năng suất bình quân 200kg/tháng/sào, doanh thu ước đạt 5 triệu đồng/tháng/sào. Riêng vườn rau hữu cơ Thanh Đông đã có trên 30 loại cây trồng, tất cả đều được cấp chứng nhận PGS (Tiêu chuẩn đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo đúng quy trình và tuân thủ các quy định của sản xuất hữu cơ do Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam xây dựng và được Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ công nhận năm 2013).

Ngoài Vườn rau hữu cơ Thanh Đông, hiện tại tất cả sản phẩm hữu cơ Hội An được cấp chứng nhận PGS đều được dán tem nhãn hiệu chứng nhận “Hội An organic” với đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc từ hóm sản xuất, người sản xuất đến ngày thu hoạch.

Đến thương hiệu "Hội An organic"

Phát triển vùng rau Hội An đã và đang trở thành xu hướng chủ đạo của thành phố và được các tổ chức, cấp ngành quan tâm đầu tư. Đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho các mô hình này gần 6,7 tỷ đồng, chủ yếu từ các nguồn nông thôn mới, tam nông, đối ứng của dân, HTX và hơn 1,1 tỷ đồng của tổ chức phi chính phủ cùng, các ban ngành, địa phương TP.Hội An.

Dù vậy, do nhiều nguyên nhân như thời tiết khắc nghiệt, phát triển hạ tầng dự án còn hạn chế, chưa có chính sách ưu tiên, hỗ trợ thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ; nông dân ngại thay đổi thói quen canh tác… nên mặc dù triển khai nhiều dự án nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong muốn.

Ông Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An khẳng định, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng phát triển mà Hội An khuyến khích mở rộng, qua đó không chỉ giúp người dân và gia đình có thực phẩm sạch, thu nhập ổn định, mà còn giúp người tiêu dùng được sử dụng thực phẩm an toàn, cải thiện và nâng cao sức khoẻ. Đặc biệt, với nguyên lý nuôi đất và nói không với hoá chất, nông nghiệp hữu cơ không gây tổn hại môi trường, tác động có lợi cho hệ sinh thái.

Dù vậy, để mô hình này thành công không hề dễ dàng, đòi hỏi người canh tác phải thật sự bền bỉ, kiên trì, không ngừng học hỏi, đặc biệt phải bỏ qua được mục tiêu ngắn hạn, nhất là thu nhập mới có thể thành công được.

Ủ phân trùn bón rau hữu cơ
Nong dân được hướng dẫn ủ phân trùn bón rau hữu cơ

Bên cạnh đó, nguồn đất, nước và không khí tại khu vườn đều được xét nghiệm kỹ càng trước khi đưa vào sử dụng. Đơn cử tại Thanh Đông, nước nơi đây được lấy từ nguồn giếng khoan cho vào bể lọc trước khi đưa ra sử dụng cho cây trồng. Giống cây cũng mua từ những nơi có chứng nhận của nhà nước để đảm bảo nguồn gốc.

“Sắp tới Hội An sẽ phối hợp triển khai đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tại xã Cẩm Kim thành vùng nông nghiệp hữu cơ trọng điểm của thành phố. Đồng thời truyền thông, kết nối mạng lưới, quảng bá nhãn hiệu chứng nhận “Hội An organic” và hệ thống chứng nhận PGS Hội An, đây cũng là một trong những hướng đi chủ đạo trong phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái mà thành phố đang hướng tới” - ông Hùng chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Phát triển vùng rau hữu cơ Hội An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO