Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả CCHC"

HOÀNG LY (theo chinhphu.vn) 17/04/2014 16:48

(QNO) - Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về công tác cải cách hành chính (CCHC) tại phiên họp Ban chỉ đạo CCHC được tổ chức sáng nay 17.4 tại trụ sở Chính phủ. Đồng chí nhấn mạnh: "CCHC phải thực hiện đồng bộ cả về thể chế, bộ máy, thủ tục, dịch vụ công, đạo đức công vụ. Cần coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Người đứng đầu các ngành, các cấp phải chịu trách nhiệm nếu CCHC không thành công"..(QNO) - Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về công tác cải cách hành chính (CCHC) tại phiên họp Ban chỉ đạo CCHC được tổ chức sáng nay 17.4 tại trụ sở Chính phủ. Đồng chí nhấn mạnh: "CCHC phải thực hiện đồng bộ cả về thể chế, bộ máy, thủ tục, dịch vụ công, đạo đức công vụ. Cần coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Người đứng đầu các ngành, các cấp phải chịu trách nhiệm nếu CCHC không thành công.
(QNO)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Nền hành chính vẫn còn nhiều yếu kém, khiếm khuyết, vì thế cần phải tập trung làm thật tốt. Ảnh VGP/Lê Sơn
Tại phiên họp, Phó Thủ  tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo (BCĐ) cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC) vì đây là điều mà người dân, doanh nghiệp rất trông đợi.Cũng theo Phó Thủ tướng, CCHC đang được tiến hành nhưng kết quả như chưa mong đợi, vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém. Vì thế, mỗi thành viên BCĐ phải làm gương trong CCHC ở bộ, ngành mình. Hiện nay, việc cải cách giáo dục, hành chính, tiền lương mà Chính phủ phải tập trung thực hiện, dù rất khó khăn nhưng phải quyết thực hiện thành công, nhằm tạo được chuyển biến trong thực tế.Báo cáo do Thứ  trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh trình bày cho biết, công tác CCHC thời gian qua đã đạt một số kết quả.Trong đó đáng chú ý là việc Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố theo hương tinh gọn, hiệu quả; tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; không nhất thiết ở Trung ương có bộ, cơ quan ngang bộ thì ở cấp tỉnh có tổ chức tương ứng.Về việc CCTTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đến nay Bộ Tư pháp đã công bố công khai 15 trung tâm hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền quản lý của bộ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, với 112.282 hồ sơ TTHC và 10.635 hồ sơ văn bản có liên quan, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN khi thực hiện TTHC, giám sát việc giải quyết TTHC của cơ quan hành chính Nhà  nước.Bộ Tư pháp cũng đang xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án liên thông thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký hộ khẩu và cấp thẻ  bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng như Đề án thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.Nhiều địa phương đã quan tâm đến việc thực hiện cơ chế  một cửa, một cửa liên thông như Quảng Ninh, Bình Dương đã xây dựng trung tâm hành chính để tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục...Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ công chức, hiện nay công tác thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo, quản lý; tuyển dụng công chức bằng hình thức thi trực tuyến và thi nâng ngạch theo hình thức cạnh tranh tiếp tục được đẩy mạnh và được coi là những giải pháp mang tính đột phá để nâng cao chất lượng nền công vụ. Đơn cử như tỉnh Đồng Tháp đã thí điểm thành công thi tuyển 4 chức danh; tỉnh Quảng Nam thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo (Hiệu trưởng trường đại học Quảng Nam; Hiệu trưởng, Hiệu phó trường cao đẳng kinh tế-kỹ  thuật..); Bộ GTVT đang chuẩn bị thi tuyển chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ; Bộ Tư pháp thi tuyển chức danh Phó Giám  đốc Học viện Tư pháp… Tuy nhiên, công tác CCHC vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ vẫn còn 8 đề án, dự án CCHC quy mô  quốc gia theo Chương trình tổng thể chưa được xây dựng và phê duyệt, trong đó có đề  án hỗ trợ nhân rộng cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại tại UBND cấp huyện giai đoạn 2012-2015; Dự án dữ liệu cơ sở quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; Đề án chiến lược xây dựng, phát triển  đội ngũ công chức giai đoạn 2011-2020; Đề án văn hóa công vụ; Đề án xây dựng công cụ  đánh giá tác động TTHC và phương pháp tính chi phí thực hiện TTHC...
Quang cảnh phiên họp Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ. Ảnh VGP/Lê Sơn
Quang cảnh phiên họp Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ. Ảnh VGP/Lê Sơn
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh từng ngành, địa phương, đơn vị phải có  kế hoạch CCHC, trong đó, phải xác định nâng cao phẩm chất, đạo đức cán bộ công chức là mối quan tâm hàng đầu. Cán bộ, công chức, viên chức phải biết thực hiện “ 4 xin” khi giao tiếp và giải quyết công việc cho nhân dân, đó là  “xin chào, xin lỗi, xin phép, xin cảm ơn” để phấn đấu xây dựng nền hành chính minh bạch, năng động, hiệu quả và vì dân.Phó Thủ tướng nhấn mạnh nếu không cải cách các lĩnh vực nói chung và CCHC nói riêng một cách mạnh mẽ, quyết liệt thì chúng ta sẽ tụt hậu. Vì vậy, phải cải cách đồng bộ cả về thể  chế, bộ máy, TTHC, dịch vụ công, đạo đức công vụ. Cần coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Người đứng đầu các ngành, các cấp phải chịu trách nhiệm nếu CCHC không thành công. Phó Thủ tướng cho rằng phải nhân mô hình mới, hoàn thiện mô hình mới, công khai chỉ số CCHC các bộ  ngành, địa phương; chỉ số hài lòng của người dân. Phải chấp nhận “mất lòng” để nâng cao tính cạnh tranh giữa các bộ, ngành, địa phương, đồng thời quyết tâm làm, không ngại va chạm, vì một số  người không muốn CCHC khi quyền lợi bị ảnh hưởng, nhưng vì mục tiêu chung, tạo thuận lợi cho nhân dân nên phải quyết tâm thực hiện.HOÀNG LY (theo chinhphu.vn)
(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả CCHC"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO