Tình hình tệ nạn nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp và khó kiểm soát. Áp lực gia tăng đối với các địa phương và cơ sở cai nghiện ma túy, trong bối cảnh giải pháp quản lý người nghiện, tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai chưa thực sự triệt để.
Cai nghiện tại cộng đồng gặp khó
Ông Nguyễn Hồng Lai - Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ thông tin, tình hình người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố khá phức tạp, 13/13 xã, phường có tệ nạn ma túy. Thành phố hiện có 154 người có hồ sơ quản lý liên quan sử dụng trái phép chất ma túy và nghiện ma túy.
“Dù đã có nhiều chuyển biến, nỗ lực, tuy nhiên công tác quản lý người nghiện gặp khó. Đối tượng này thường không có việc làm ổn định, mặc cảm, thiếu sự hỗ trợ, động viên tích cực từ phía gia đình và xã hội nên việc tham gia điều trị nghiện bằng chất thay thế thường không liên tục, bỏ giữa chừng hoặc sử dụng loại ma túy khác.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng và địa phương, tính đến ngày 15/2/2024 trên địa bàn tỉnh hiện có 763 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 123/241 xã, phường, thị trấn thuộc 14/18 huyện, thị xã, thành phố có người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (trừ các huyện: Tây Giang, Nông Sơn, Đông Giang và Nam Trà My).
Tại Tam Kỳ, từ năm 2022 đến nay có 3 trường hợp vi phạm điều trị bằng chất thay thế phải đưa đi cai nghiện bắt buộc do nghiện loại ma túy khác. Việc cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng được được thành phố giao cho Trung tâm Y tế thành phố thực hiện.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lúng túng từ trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ cắt cơn, giải độc, do vậy đến nay vẫn chưa thực hiện được” - ông Lai cho biết.
Theo đại diện Phòng LĐ-TB&XH huyện Tiên Phước, số người sử dụng ma túy và tỷ lệ người tái nghiện của huyện này khá cao. Hiện Tiên Phước có 286 người nghiện có hồ sơ quản lý, 85 người đưa đi cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, 193 người đang điều trị Methadone.
Việc quản lý người sau cai nghiện rất khó khăn, hầu như người nghiện đi cai nghiện về đều tái nghiện nhiều lần. Bản thân người sau cai nghiện không đủ bản lĩnh, không muốn từ bỏ ma túy và không quan tâm đến việc học nghề dù huyện đã rất quan tâm động viên về tinh thần, hỗ trợ về vật chất để tái hòa nhập cộng đồng...
“Dù đã có nhiều chuyển biến, nỗ lực, tuy nhiên công tác quản lý người nghiện gặp khó. Đối tượng này thường không có việc làm ổn định, mặc cảm, thiếu sự hỗ trợ, động viên tích cực từ phía gia đình và xã hội nên việc tham gia điều trị nghiện bằng chất thay thế thường không liên tục, bỏ giữa chừng hoặc sử dụng loại ma túy khác.
Tại Tam Kỳ, từ năm 2022 đến nay có 3 trường hợp vi phạm điều trị bằng chất thay thế phải đưa đi cai nghiện bắt buộc do nghiện loại ma túy khác.
Việc cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng được được thành phố giao cho Trung tâm Y tế thành phố thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lúng túng từ trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ cắt cơn, giải độc, do vậy đến nay vẫn chưa thực hiện được” - ông Lai cho biết.
Theo đại diện Phòng LĐ-TB&XH huyện Tiên Phước, số người sử dụng ma túy và tỷ lệ người tái nghiện của huyện này khá cao. Hiện nay, Tiên Phước có 286 người nghiện có hồ sơ quản lý, 85 người đưa đi cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, 193 người đang điều trị Methadone.
Việc quản lý người sau cai nghiện rất khó khăn, hầu như người nghiện đi cai nghiện về đều tái nghiện nhiều lần. Bản thân người sau cai nghiện không đủ bản lĩnh, không muốn từ bỏ ma túy và không quan tâm đến việc học nghề dù huyện đã rất quan tâm động viên về tinh thần, hỗ trợ về vật chất để tái hòa nhập cộng đồng...
Phát huy trách nhiệm
Bà Lưu Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nói, các đối tượng mua bán, tàng trữ, tổ chức sử dụng ma túy ngày càng manh động, với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó lường. Người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy trên địa bàn đang có xu hướng gia tăng, sinh sống ở nhiều vùng miền, tập trung vào nhóm người trẻ tuổi, không có nghề nghiệp ổn định, có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.
“Một số địa phương vẫn còn lúng túng trong công tác phối hợp xác định tình trạng nghiện, lập hồ sơ quản lý. Người nghiện đăng ký cai nghiện tại gia đình, cộng đồng chủ yếu cai thô tại nhà, chưa được hỗ trợ về y tế, chưa đảm bảo theo quy định.
Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự của các cơ sở y tế và cả cơ sở cai nghiện ma túy Quảng Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu.
Trong khi đó, các hoạt động mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng tinh vi, khó lường, người dùng ma túy tổng hợp, các loại ma túy mới gây ảo giác mạnh, rối loạn hành vi, nguy hiểm cho xã hội ngày càng tăng. Hiện vẫn chưa có phác đồ điều trị cai nghiện hiệu quả đối với những người nghiện các loại ma túy này” - bà Ngọc cho biết.
Nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường tuyên truyền, chú trọng trách nhiệm của các cấp ngành, gia đình và bản thân người nghiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn đề nghị các địa phương rà soát, nắm chắc, quản lý người nghiện tại địa bàn, phân loại điều trị cai nghiện tự nguyện và bắt buộc. Đồng thời, theo dõi, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với người sau cai để siết chặt công tác quản lý sau cai.
“Phải đặt câu hỏi tại sao các tỉnh thành khác có bác sĩ tại cơ sở cai nghiện, Quảng Nam lại không có? Đề nghị Sở Nội vụ, Sở LĐ-TB&XH, Sở Y tế cùng tìm giải pháp, phải làm hết trách nhiệm. Nếu không áp dụng được quy định hiện tại thì phải nghiên cứu, tham mưu cách làm đặc thù.
Cơ sở cai nghiện ma túy Quảng Nam cũng phải xin chủ trương quy hoạch, phác thảo lộ trình xây dựng, bám sát dự báo của ngành công an, ngành LĐ-TB&XH về người nghiện ma túy để đề xuất tính toán diện tích, quy mô xây dựng, cải tạo phục vụ tốt công tác cai nghiện bắt buộc” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn nói.