Theo văn tế đọc hàng năm tại Di tích lịch sử cấp tỉnh, nhà thờ tộc Trương Công làng Thanh Quýt, thì:
“Tổ tiên xưa
Bắc địa quê hương
Lạc Hồng dòng dõi
Trụ tại ấp Ba Viên, đại tộc ở Thừa tuyên Thanh Nghệ
Nước non một gánh sức bền vai
Chung lưng chống ngoại xâm, nhiều nhánh vào Trị Thiên, Nam Ngãi
Sóng gió bốn bề tay vững lái...
Như vị tổ chúng ta
Thời Lê triều thịnh trị
Đức Thánh tổ tại vì
Từ Nghệ An lên đường Nam tiến
Bước ngắn dài lắm nỗi bâng khuâng
Đến Thanh Loa nhận điểm định cư...”...
Ông Nguyễn Hữu Bì, người thứ ba (từ trái sang) cùng các vị khách đến thăm gia tộc Trương Công. |
Gia phả tộc Trương Công Thanh Quýt di cư vào đây từ xã Ba Yên (tức Hoa Viên), huyện Hưng Nguyên, phủ Anh Đô, Nghệ An. Nay thuộc các xã Hưng Long, Hưng Thịnh bên tả ngạn sông Lam…
Trước Thượng thư Trương Công Hy (đời thứ 7) có các vị tổ giữ nhiều chức vụ quan trọng từ thời nhà Trần, Hậu Lê. Có thể kể đến ngài tiền hiền Trương Công Trung (được sắc phong tiền hiền thời Khải Định) là Đặc tấn Thượng tướng quân Cẩm y vệ, Đô chỉ huy sứ (lăng mộ hiện ở thôn Phong Lục Tây, xã Điện Thắng Nam là Di tỉnh lịch sử cấp tỉnh), tổ đời thứ 3 là Đặc tấn Kim tử Thận lộc đại phu Trương Công Lễ, tổ đời thứ 5 (tức ông nội ông) là Đặc tấn Kim tử Vinh Lộc đại phu Trương Công Yên và cha đẻ của ông là Nội bộ toàn nhị thuyền Ngũ trưởng Tân đức bá Trương Công Kỳ...
Từ khi làm Tri phủ Điện Bàn đến Khâm sai Quảng Nam trấn rồi Binh Bộ Thượng thư, hằng năm Quan Thượng đều phải lập tờ khai ruộng đất. Đến khi về nghỉ hưu năm 1798, ông lại có di chúc để lại đất đai cho các con và dành một phần xây dựng nơi thờ tự tổ tiên. Tất cả di bút còn lại sau 200 năm của ông đều cho thấy gia sản của một vị đại thần chỉ có hơn một mẫu ruộng, trong đó phần lớn là của ông bà để lại.
Theo truyền ngôn, lễ tang của Thượng thư Trương Công Hy kéo dài đến 1 tháng, dòng họ dựng rạp làm chay để dân chúng khắp nơi đến viếng. Làng lúc đó phải dựng lên một “Xích hậu” tức nhà khách ở đầu đường vào nhà quan Thượng cho dân chúng trọ lại khi đến viếng. Con đường từ Xích hậu đến nhà thờ tộc Trương hiện nay vẫn được dân chúng gọi là Ngõ Quan Thượng.
Trên lăng mộ ngài Trương Công Hy xây dựng bằng đá vôi, ngoài hai linh vật là hai con nghê hầu chầu nay vẫn còn, còn có hai đôi câu đối ghi nhớ công đức to lớn của ông còn giữ lại sau hơn 2 thế kỷ:
…Những năm chống Mỹ, địch triển khai 21 chốt điểm quân sự tại khu vực xã Thanh Trường (nay là Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn), đưa hàng chục xe thiết giáp và binh sĩ ra cày ủi khu vực có lăng mộ Cụ Thượng Trương Công Hy tọa lạc để xây dựng hàng rào điện tử phòng vệ phía nam TP.Đà Nẵng. Nhân dân kéo ra phản đối dữ dội. Có nhiều người như bà Kiến còn mang rơm rạ ra chất đống trước xe tăng địch. Bà con hô hoán lên: “Bọn bay mà đụng đến lăng Cụ Thượng là chúng tao sẽ đốt xe tăng và tự thiêu ở đây cho chúng bay biết!”. Nhưng sức dân có hạn, khó bề ngăn nổi. Lúc đó Đảng bộ xã mới vận động em gái ông nghị sĩ Trương Công Cừu, là bà Tám Kính cùng ông Trương Công Sằng đang làm đại diện xã vào Sài Gòn, mang theo đơn kiến nghị yêu cầu dừng kế hoạch hàng rào điện tử lại vì sẽ làm hư hại lăng Cụ Thượng và nhiều mồ mả khác… Ông Trương Công Cừu đã thành công trong nỗ lực ngăn chặn này cũng là nhờ uy thế lăng Cụ Thượng là cụ tổ 5 đời của ông Cừu… (Ông Nguyễn Hữu Bì, nguyên Bí thư Đảng bộ xã Điện Thắng) |
Chánh tích vạn niên thùy vũ trụ/ Nhân ân thiên tải dĩ tôn chi.
(tạm dịch: Công đức vạn năm còn lại trong trời đất/ Ơn người sẽ lưu lại cho con cháu mai sau. Trong đó hai từ thùy ân chính là tước hiệu triều đình ban cho ông: Thùy Ân Hầu)
Và câu đối ngoài cổng do các danh sĩ đương thời tặng:
Hạc phi Bắc lĩnh cơ sở tráng/ Long tụ Đông hoàn dẫn nguyên trường
(Tạm dịch: Chim hạc (trước) bay ra núi Bắc để cơ sở vững mạnh/ (nay) long mạch quy về hướng Đông trường tồn ở quê nhà).
Bia đá tại lăng mộ danh nhân Trương Công Hy được các con khắc:
NAM CỐ (*)
Tuế thứ Canh Thân niên Mạnh Thu cốc nhật
HIỂN KHẢO ĐẶC TẤN VINH LỘC THƯỢNG ĐẠI PHU
HÌNH BỘ THƯỢNG THƠ, TẶNG BINH BỘ THƯỢNG THƠ
THỤY TỊNH CUNG TRƯƠNG QUÝ CÔNG CHI MỘ
Hiển tử: TRƯƠNG CÔNG HỘ, CƠ, TOẠI, TÚY, SIÊU, ĐỀ
Đồng lập thạch.
1. “Điện Bàn phủ, Diên Khánh huyện, phụ điền thổ Thanh Quýt xã, Tri phủ Thùy Ân tử Trương Công Hy.
“Nhứt thừa khai do tư hữu từ truyền kế điện nhị phủ các huyện thuộc tổng xã thôn phỏng thần dân đẳng cứ khai công tư điền thổ thực trang nhứt nhị tam đẳng cập lưu hoang, phế canh tiên chiếm đẳng hạng đông tây tứ cận, thảng hữu điền đa thuế thiểu hứa tiên trưng giả đắc chi tư thừa khai bỉ phân thiệt canh tư thổ tổ phụ lưu lai tại bổn xã địa bộ, khai thiệt vu thứ Thanh Loa xứ. “Tư thổ vô thuế dĩ hạ: Do thử thổ tùng điền vô thuế. - Nhứt sở thổ nhứt khoảnh tam cao điền tổ phụ hương hỏa lưu lai bỉ canh… Do thử thổ tùng điền vô thuế - Nhứt sở thổ nhứt khoảnh nhị cao, Trương Công Túy(*) nhứt cao, Trương Công Toại nhứt cao, do tổ phụ lưu lai bỉ canh thổ - Nhứt sở thổ nhứt khoảnh nhị cao Trương Công Hộ dụng hộ do tổ phụ lưu lai hứa bỉ canh, do hữu khế trác mại thất liễu. - Nhứt sở thổ nhứt khoảnh nhứt cao do tổ phụ lưu lai hứa canh Trương Công Cơ do hữu khế trác thất liễu, - Nhứt sở thổ nhứt khoảnh nhứt cao do bỉ tạo trí hữu khế, do thử thổ tùng điền vô thuế (Trương) Công Hộ đối kỵ công (mất hai chữ) Dĩ thượng hữu tự chỉ nhị trương tịnh dĩ khai báo tường tận quả như đương nội tịnh thiệt hựu biên bỉ canh tư thổ đa gian khai thiểu cập ẩn phế ngoại lậu tự nhứt xích dĩ thượng cam thọ gia tài nhập quan, tái thọ tử tội tư biện. Thái Đức bát niên, bát ngoạt nhị thập tứ nhựt Thân đơn khai Tri phủ Trương Công Hy ký (*) Tên in đậm là 5 người con trai của quan Thượng thư. 2. Điện Bàn phủ, Diên Phước huyện, Thanh Quýt trung tổng, Thanh Quýt xã, Khâm sai Quảng Nam trấn, Hình bộ Thương thư Thùy Ân Hầu. Kê: Tỵ văn thân giả nải thân chi, chi tử giả ly, ngô chi lý lạc ngã quan chi ngũ..., giả vô phụ quách chi điền. Tuy ngô thọ thiên niên, khởi tẩy đông phương chi tủy, sở hữu tiền phụ mẫu di lai điền thổ kỷ mẫu tắc phụng định tiên nhơn, hương hỏa nhứt tắt quân phân. Chúng tử dĩ phân cập (mất chữ)tuyệt tự bất thất, cung tang kính tử. Cụ hữu (mất chữ) xứ sở tịnh liệt du thứ. Thanh ly xứ tư điền: .... (Phần giữa ghi rõ diện tích đất vườn, đất ruộng cho 5 người con trai, đất để lại làm nhà thờ tộc phái...) Cọng tư thổ các sở: nhứt mẫu, tam cao, cửu xích Cảnh Thịnh ngũ niên (mất ba chữ) tự ký. |
NGUYỄN SÔNG HÀN