Quảng Nam - Điểm sáng kinh tế tại miền Trung

P.V 11/03/2022 08:36

(PR) - Không còn là một vùng đất tiềm năng, Quảng Nam giờ đây đang từng bước trở thành đầu tàu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhờ sở hữu những lợi thế đặc biệt, cùng những định hướng phát triển đúng đắn khiến nhiều nhà đầu tư không thể bỏ qua.

Đầu tàu khu vực

Năm 2021, tỉnh Quảng Nam cũng bị tác động nặng nề của Covid-19. Ngành du lịch dịch vụ thiệt hại, mất doanh thu, nhưng bức tranh kinh tế cả năm 2021 của tỉnh Quảng Nam vẫn rất lạc quan.

Tổng thu ngân sách vượt kế hoạch, các chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, là một trong hai tỉnh dẫn đầu của khu vực miền Trung về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao trong nhiều năm liên tục. Hàng loạt “sếu đầu đàn” đã chọn Quảng Nam để làm tổ. Khu kinh tế mở Chu Lai tiếp tục là điểm sáng, duy trì vai trò đầu tàu trong tăng trưởng. Thaco Trường Hải đóng góp lớn vào ngân sách, tạo nhiều việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa không chỉ đối với Quảng Nam, mà còn với cả nước và đang hướng ra cạnh tranh toàn cầu.

Quảng Nam thuộc nhóm dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Ảnh minh họa
Quảng Nam thuộc nhóm dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Ảnh minh họa

Hiện nay, bên cạnh những dự án lớn liên quan đến ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, ô tô của Thaco - Trường Hải, Quảng Nam còn là nơi tập trung của những “ông lớn” khác như Vingroup, Vinacapital, FVG, First Real… Theo đó, các doanh nghiệp này đã triển khai các dự án quy mô lớn, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của Quảng Nam, điển hình như: Vinpearl Nam Hội An, Tổ hợp khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, Cánh Đồng Nhong Sungroup, hay Khu đô thị mới An Phú (The Trident City) của First Real…

Đáng chú ý, trong năm 2021, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Quảng Nam vẫn đạt 5,04%, quy mô kinh tế của tỉnh là hơn 102.600 tỷ đồng, đứng thứ hai trong 5 tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và xếp thứ tư trong 14 tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 1997 - 2021 của Quảng Nam đạt 9,2%/năm…

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ: “Năm 2022, Quảng Nam chủ động đăng ký với Chính phủ về một số nội dung để Chính phủ tạo điều kiện về cơ chế cho Quảng Nam bứt phá như đầu tư phát triển sân bay quốc tế, phát triển cảng, phát triển logistic, các hệ thống được kết nối với Lào, Thái Lan và tạo các cơ chế khác để thu hút đầu tư mạnh vào phát triển công nghiệp, công nghệ cao tại Chu Lai”.

Những con số nói trên đã chứng minh vị trí đầu tàu của Quảng Nam hiện nay tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Nâng cao giá trị bất động sản

Hiện nay, cùng với việc chú trọng vào tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tăng cường thu hút đầu tư, Quảng Nam còn xác định chủ trương tập trung toàn diện phát triển vùng Đông giai đoạn 2030 - 2050.

Theo đó, khu vực vùng Đông Quảng Nam được xem là khu vực động lực kinh tế chính của tỉnh, được phân chia theo mô hình vùng với ba cụm động lực chính.

Đô thị Quốc tế The Trident City - Điểm sáng BĐS Tam Kỳ
Đô thị quốc tế The Trident City - điểm sáng bất động sản Tam Kỳ.

Về phát triển du lịch, tại Cụm động lực số 1, là trung tâm du lịch lớn của tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Đồng thời, phát triển tuyến du lịch ven sông Cổ Cò kết nối về du lịch đường thủy với TP.Đà Nẵng và tuyến du lịch ven sông Thu Bồn, Trường Giang cùng các làng nghề dọc hai bên bờ sông để kết nối với các khu vực vùng Tây của tỉnh.

Cụm động lực số 2, phát triển khu vực ven biển Duy Xuyên, Thăng Bình theo mô hình dịch vụ, du lịch cao cấp và du lịch sinh thái biển. Phát triển khu vực Nam Hội An thành trung tâm du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế, làm tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả vùng ven biển Quảng Nam.

Cụm động lực số 3, phát triển tuyến du lịch ven sông Trường Giang, hình thành tuyến du lịch đường thủy kết nối vùng Nam Hội An với khu vực du lịch trong khu kinh tế mở Chu Lai. Đồng thời, phát triển các trung tâm du lịch các khu vực như: hồ Phú Ninh, hồ Thái Xuân và các có các khu du lịch văn hóa lịch sử như: địa đạo Kỳ Anh, tháp Khương Mỹ, tháp Chiên Đàn, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng.

Với sự phân chia mang tính kết nối liên hoàn và tương hỗ như trên, các tiềm năng lợi thế của vùng Đông Quảng Nam sẽ ngày càng được phát huy hơn nữa trong thời gian tới. Trong đó, lĩnh vực bất động sản sẽ là một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển nhất.

“Một khi khu vực nào có sự phát triển kinh tế tốt, cơ sở hạ tầng, xã hội đồng bộ và thu hút đầu tư mạnh mẽ từ bên ngoài vào thì các sản phẩm bất động sản xung quanh đó chắc chắn sẽ có sự tăng trưởng tốt” - ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đánh giá. Nhận định trên của ông Đính có lẽ cũng đang đúng với thực tế sự phát triển của bất động sản Quảng Nam hiện nay.

Hàng loạt tiện ích đẳng cấp và hạ tầng được hoàn thiện, dự án Khu đô thị mới An Phú (Đô thị quốc tế The Trident City) vừa ra mắt thị trường mới đây là một trong những dấu mốc quan trọng tạo nên diện mạo mới phía Đông Tam Kỳ, khẳng định vị thế của tỉnh.

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Quảng Nam - Điểm sáng kinh tế tại miền Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO