Đời sống

Quảng Nam đối diện và ứng phó hạn hán

H.ĐẠO - P.VINH - M.THÔNG 12/04/2024 10:09

(QNO) – Đang vào đầu mùa khô, nhưng nhiều vùng trong tỉnh đối mặt với tình trạng nắng nóng cục bộ kéo dài nên dự báo sẽ thiếu hụt nguồn nước ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trồng trọt, sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy, việc chủ động, linh hoạt triển khai các phương án ứng phó hạn hán rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.

tit-chinh.png

Đang vào đầu mùa khô, nhưng nhiều vùng trong tỉnh đối mặt với tình trạng nắng nóng cục bộ kéo dài nên dự báo sẽ thiếu hụt nguồn nước ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trồng trọt, sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy, việc chủ động, linh hoạt triển khai các phương án ứng phó hạn hán rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.

tit-phu-1.png
Không có mưa bổ sung nên nhiều hồ thủy lợi sẽ không đảm bảo nước vào cuối vụ hè thu năm nay. Ảnh: H.ĐẠO
Không có mưa bổ sung nên dự báo nhiều hồ thủy lợi sẽ không đảm bảo nước vào cuối vụ hè thu năm nay. Ảnh: H.ĐẠO

Trên địa bàn xã Tiên Châu (Tiên Phước) có 4 đập dâng mỗi năm đảm bảo nước tưới cho hơn 115ha, còn 7 đập bổi do nhóm nông hộ tự bỏ công ra đắp và nạo vét kênh mương cộng với tận dụng các nguồn nước từ ao, hồ, khe, hố, nước nhỉ… chỉ đảm bảo nước tưới được khoảng 30ha/vụ. Vì vậy, diện tích 24ha cây màu, các cây trồng khác sử dụng nước trời sẽ thiếu nước. Và ước tính diện tích sản xuất nông nghiệp không chủ động được nguồn nước tưới tiêu trong vụ hè thu này của xã khoảng hơn 100ha.

Chủ tịch UBND xã Tiên Châu Nguyễn Văn Cường cho biết, nắng nóng tiếp tục kéo dài, khó đảm bảo nước tưới dẫn đến nhiều diện tích, năng suất các loại cây trồng sẽ bị giảm đáng kể trong vụ hè thu này.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho sản xuất trồng trọt vào vụ mùa rất cao, nhất là tại các huyện trung du. Ảnh: H.ĐẠO
Nguy cơ thiếu nước tưới cho sản xuất trồng trọt vào vụ mùa rất cao, nhất là tại các huyện trung du. Ảnh: H.ĐẠO

Tại xã Quế Lộc (Nông Sơn), ông Đồng Vĩnh Long - Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ xã cho biết, đơn vị quản lý và vận hành 2 hồ Hốc Hạ và Phước Bình cung cấp nước tưới cho gần 100ha đất lúa và hoa màu, cây ăn quả các loại của 2 xã Quế Lộc, Sơn Viên. Hiện nay, mực nước trong các hồ vẫn đảm bảo cung cấp ổn định khoảng thời gian đầu vụ. Tuy nhiên, nếu tình hình khô hạn, nắng nóng kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng lúa.

"Những năm trước, khô hạn diễn ra vào khoảng giữa tháng 4 nhưng năm nay đến sớm hơn khiến cho lượng nước bốc hơi nhanh. Với tình hình thời tiết phức tạp như hiện nay, chúng tôi sẽ tăng cường phương án vận hành tiết kiệm, hy vọng sẽ chủ động được đến giữa vụ" - ông Long nói.

Diện tích hoa màu ở Nông Sơn đang được cung cấp nước ổn định. Ảnh: VINH THÔNG
Diện tích hoa màu ở Nông Sơn đang được cung cấp nước ổn định. Ảnh: VINH THÔNG

Ông Nguyễn Văn Lanh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nông Sơn cho biết, vụ hè thu này, địa phương tổ chức sản xuất hơn 900ha đất lúa và hoa màu các loại. Trong đó, 800ha đất chủ động được nước tưới, 100ha còn lại phụ thuộc nước trời hoặc nằm ở những diện tích nước tưới không đảm bảo như ở cuối kênh, đoạn kênh mương bị xuống cấp, hư hỏng.

Từ giữa năm 2023, nhận được thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn về tình hình nắng nóng khô hạn năm 2024 sẽ khắc nghiệt và có biên độ cao hơn những năm trước nên ngành nông nghiệp huyện đã chủ động tham mưu kế hoạch trình UBND huyện Nông Sơn phê duyệt các phương án ứng phó tình hình khô hạn.

Theo đó, Nông Sơn đã tiến hành rà soát toàn bộ các công trình thủy lợi, diện tích canh tác sản xuất và chủ động lên phương án chống hạn sát thực tế. Chủ động triển khai các hoạt động nạo vét lòng hồ, kênh mương thủy lợi, gia cố hệ thống dẫn nước trong điều kiện có thể để khơi thông dòng chảy hạn chế tình trạng thất thoát nước.

Đồng thời, cắt giảm một số diện tích không chủ động nước tưới, chuyển đổi cây trồng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến diện tích có thể canh tác tốt.

Hồ đập ở Nông Sơn đảm bảo nước tưới. Ảnh: VINH THÔNG
Hồ đập ở Nông Sơn đảm bảo nước tưới. Ảnh: VINH THÔNG
text-ong-lanh(1).png

[VIDEO] - Ông Nguyễn Văn Lanh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nông Sơn:

Điện Bàn chủ động ứng phó với xâm nhập mặn. Ảnh: H.ĐẠO
Điện Bàn chủ động ứng phó với xâm nhập mặn. Ảnh: H.ĐẠO

Còn tại thị xã Điện Bàn, diện tích sản xuất lúa vụ đông xuân 5.480ha và rau màu là 5.200ha; trong đó công trình trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu diện tích lúa đạt 100% và rau màu chỉ đáp ứng 480ha.

Theo ông Nguyễn Đức Chơi – Trưởng phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn, dự báo từ tháng 6-8 năm nay thì mực nước trên các sông sẽ hạ thấp dần, tổng lượng nước trên sông Vu Gia khoảng 15–35% so với trung bình nhiều năm.

“Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn có khả năng tăng dần sẽ gây ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt của người dân” – ông Chơi nhận định.

Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Ảnh: H.ĐẠO
Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Ảnh: H.ĐẠO
box(1).png
info ứng phó hạn hán_baoquangnam.vn
Infogram
tit-phu-2.png
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam đắp đập ngăn mặn. Ảnh: H.ĐẠO
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam đắp đập ngăn mặn. Ảnh: H.ĐẠO

Trước nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, thị xã Điện Bàn đã đưa ra phương án chống hạn cụ thể. Đối với diện tích khu tưới của các trạm bơm điện do các địa phương quản lý sẽ tiến hành nạo vét kênh dẫn nguồn cho các trạm bơm Đông Lãnh, Nam Hà, Tân Bình.

Nạo vét kênh dẫn và đắp đập ngăn mặn tạo nguồn nước ngọt cho trạm bơm Rộc Chùa, nạo vét kênh dẫn và bể hút tạo nguồn nước cho trạm bơm Tư Phú và nạo vét các con sông, kênh, mương tiêu ở các khu vực Điện Nam Đông, Điện Nam Trung, Điện Thắng Trung…

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, điều hòa, phân phối nước hợp lý trên các hệ thống sông Đông Hồ, La Thọ, Thanh Quýt, Cổ Cò, Bình Long.

Và các xã, phường quán triệt nhân dân phụ bờ giữ nước, hạn chế việc tưới tràn gây lãng phí. Và trong trường hợp cấp bách phải họp bàn với người dân biện pháp phòng chống hạn, nhiễm mặn và có kế hoạch sản xuất phù hợp với các vùng thường xuyên thiếu nước tưới.

“Chúng tôi cũng đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ ở các vị trí trạm bơm nguồn nước tưới thường xuyên bị nhiễm mặn và dòng chảy vào bể hút thường xuyên bị bồi lắng, nạo vét sông Đông Hòa, La Thọ, Bình Long, Cổ Cò. Và đề xuất Công ty TNHH MTV Thủy lợi Quảng Nam hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho Chi nhánh thủy lợi Điện Bàn hoạt động thuận lợi”

Ông Nguyễn Đức Chơi – Trưởng phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn

[VIDEO] – Hằng năm, địa phương luôn đắp đập để ngăn mặn trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn:

Phú Ninh sẽ điều tiết nước hợp lý cho sản xuất. Ảnh: H.ĐẠO
Phú Ninh sẽ điều tiết nước hợp lý cho sản xuất. Ảnh: H.ĐẠO

Còn tại Phú Ninh, sau khi ban hành Quyết định số 518 về phương án phòng, chống hạn đảm bảo sản xuất năm 2024, UBND huyện đã có công văn chỉ đạo chủ động triển khai các biện pháp phòng chống hạn, hạn chế những thiệt hại do nắng hạn gây ra.

Theo đó, các xã, thị trấn phải xây dựng và triển khai thực hiện phương án phòng chống hạn trên địa bàn xã, thị trấn. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và mức độ khô hạn để có giải pháp xử lý phù hợp cho từng vùng, theo từng thời điểm, nhất là trong thời gian cắt nước cuối vụ đông xuân 2023 – 2024.

Huy động nhân dân triển khai nạo vét kênh mương, tận dụng nguồn nước tại chỗ như ao, đìa, sông, suối, các mạch nước nhỉ thiên nhiên để chống hạn.

xam-nhap-man-tam-hoa.00_08_22_08.still005.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh Trần Quốc Danh

“Các xã, thị trấn phải củng cố hoạt động của các tổ chức thủy lợi cơ sở, các tổ, đội thủy nông ở các thôn, xã, ban dịch vụ thủy lợi, HTX. Tổ chức kiểm tra, rà soát các nguồn nước tại các công trình hồ, đập do địa phương quản lý để có kế hoạch cấp nước hợp lý, chống rò rỉ thất thoát nước ở các công trình thủy lợi. Thực hiện các biện pháp tưới luân phiên, tưới lứa... để tiết kiệm nguồn nước tưới”

Phú Ninh cũng tiến hành khảo sát, thống kê diện tích các loại cây trồng cần nước tưới trong thời gian cắt nước kênh Phú Ninh giữa hai vụ sản xuất đông xuân và hè thu từ ngày 10/4 đến ngày 20/5. Từ đó tổng hợp đề xuất tỉnh cấp nước tưới luân phiên, phục vụ chống hạn cho cây trồng.

HTX Nông nghiệp Tam An 2 sẽ đóng giữ nước Đập Lạnh trong suốt thời gian cắt nước kênh Phú Ninh giữa hai vụ sản xuất để đảm bảo nguồn nước phục vụ bơm, tát cho số diện tích cây trồng cạn dọc hai bên suối Nhà Ngũ.

Đặc biệt là phục vụ cho cánh đồng vùng nguyên liệu tập trung gắn với xây dựng mã vùng trồng tại xã Tam Phước và Tam Thành. Thông báo cho người dân trên địa bàn không được tự ý đóng mở các cửa van của Đập Lạnh và Đập Rung để đảm bảo giữ nguồn nước phục vụ sản xuất.

Các biện pháp công trình được triển khai để chống nhiễm mặn. Ảnh: H.ĐẠO
Thi công công trình chống nhiễm mặn. Ảnh: H.ĐẠO

[VIDEO] - Các công trình thủy lợi vẫn duy trì tích nước để chống hạn:

Theo Chi cục Thủy lợi Quảng Nam, dự báo từ nay đến tháng 8/2024 tình hình hạn hán, xâm nhập mặn có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt của nhân dân các địa phương hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Vĩnh Điện và sông Tam Kỳ.

Trước đó, đơn vị này đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản về việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông trong mùa cạn năm 2024; trong đó đề nghị các địa phương và đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn xây dựng kế hoạch sử dụng nước phù hợp.

Thêm vào đó, thường xuyên kiểm kê nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi, đập dâng để tổ chức cấp nước tiết kiệm, vệ sinh thông thoáng các tuyến kênh dẫn nước nhằm hạn chế tổn thất nước trên kênh…

text-ong-dong.png
Các trạm bơm sẽ thực hiện bơm lách mặn để chống hạn và nhiễm mặn. Ảnh: H.ĐẠO
Các trạm bơm sẽ thực hiện bơm lách mặn để chống hạn và nhiễm mặn. Ảnh: H.ĐẠO

[VIDEO] – Ông Phạm Quang Đông – Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Nam:

tit-phu-3.png
Nắng nóng đang ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân. Ảnh: P.VINH
Nắng nóng đang ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân. Ảnh: P.VINH

Xí nghiệp nước Tam Kỳ, đơn vị đang phục vụ nước sạch sinh hoạt cho khoảng 32.000 khách hàng ở khu vực Tam Kỳ và một số xã thuộc các huyện Núi Thành, Phú Ninh và Thăng Bình với sản lượng cung cấp trung bình hằng ngày khoảng từ 25.000 - 28.000m3 nước/ngày đêm. Những ngày nắng nóng gần đây, có thời điểm lượng nước khách hàng sử dụng lên đến 16.000m3. Khung giờ người dân sử dụng cao nhất vào khoảng từ 17-21 giờ và từ 5-7 giờ hằng ngày.

Ông Võ Khắc Vinh - Phó Giám đốc Xí nghiệp nước Tam Kỳ cho biết, hiện nay, đơn vị có 2 bể chứa trung gian điều hòa nước sạch với trữ lượng được duy trì 5.000m3 liên tục 24/24 giờ và hồ chứa nước thô dự phòng dung tích 50.000m3 được lấy từ hồ Phú Ninh. Tuy thời tiết năm nay nắng nóng xuất hiện từ sớm nhưng Xí nghiệp nước Tam Kỳ vẫn đảm bảo cung cấp nước ổn định cho khách hàng.

Xí nghiệp khắc phục sự cố rò rỉ, phân vùng cấp nước đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, có biện pháp trữ nước an toàn, hiệu quả.

"Nhằm bảo đảm cung ứng đủ nguồn nước cả về chất và lượng cho khách hàng, đơn vị đã chủ động xây dựng phương án cấp nước trong mùa cao điểm nắng nóng. Thường xuyên kiểm tra, duy trì, bảo dưỡng máy, thiết bị các nhà máy nước nóng hiện có. Đồng thời xây dựng phương án nước trong điều kiện mất điện. Chỉ đạo các bộ phận liên quan, các trạm bơm tăng áp phân công cán bộ thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình, bảo đảm nguồn nước cấp cho khách hàng trên địa bàn”- ông Vinh nói.

Xí nghiệp nước Tam Kỳ cung cấp nước cho 32 ngàn khách hàng. Ảnh: P.VINH
Xí nghiệp nước Tam Kỳ cung cấp nước cho 32 ngàn khách hàng. Ảnh: P.VINH

[VIDEO] - Ông Võ Khắc Vinh - Phó Giám đốc Xí nghiệp nước Tam Kỳ:

Nhiều đơn vị cung cấp nước sạch đô thị khác cũng chủ động phương án ứng phó mùa khô hạn. Giám đốc Xí nghiệp nước sạch Điện Bàn Nguyễn Nho Chí Hùng cho biết, đơn vị hiện cung cấp nước sạch cho 16.500 khách hàng ở 7 phường, 4 xã của Điện Bàn. Hiện nay, đơn vị nhận nguồn nước từ Nhà máy nước Trảng Nhật với trữ lượng dồi dào.

“Chúng tôi duy trì kiểm tra các đường dẫn nước, nhanh chóng khắc phục sự cố nếu có để không xảy ra tình trạng mất nước sinh hoạt gây phiền toái cho khách hàng” – ông Hùng nói.

Nhà máy nước Trảng Nhật sẽ đáp ứng đủ nguồn cung nước sạch cho 2 đô thị lớn là Hội An và Điện Bàn. Ảnh: H.ĐẠO
Nhà máy nước Trảng Nhật sẽ đáp ứng đủ nguồn cung nước sạch cho 2 đô thị lớn là Hội An và Điện Bàn. Ảnh: H.ĐẠO

Trong khi đó, ông Võ Văn Phương – Giám đốc Nhà máy nước Trảng Nhật (thị xã Điện Bàn) cho biết, nguồn nước của nhà máy được lấy từ đập dâng Bàu Nít. Để chuẩn bị ứng phó với hạn hán, Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam đã đầu tư tại nhà máy này thêm 1 mô đul bơm có công suất 5.000m3/ngày đêm, nâng tổng công suất của nhà máy lên 20.000m3/ngày đêm.

“Hiện tại, nhà máy vẫn vận hành ở công suất 12.700m3/ngày đêm với 3 mô đun bơm là có thể cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho các đơn vị cấp nước sạch ở thị xã Điện Bàn và TP.Hội An. Chất lượng nước cung cấp từ nhà máy đảm bảo an toàn về lý tính, hóa tính theo các kiểm nghiệm. Và theo tôi được biết thì để dự phòng cho vùng Đông thị xã Điện Bàn và TP.Hội An thì tuyến ống cấp nước mới, trạm bơm tăng áp cũng đã được lắp đặt” – ông Phương thông tin.

tg.png
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Quảng Nam đối diện và ứng phó hạn hán
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO