Rằm tháng Bảy của người Á Đông

KIM OANH 09/08/2014 12:31

Đối với người Á Đông, rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm được xem là một trong những mùa lễ hội lớn nhất của những người theo đạo Phật: Ngày xá tội vong nhân và mùa vu lan báo hiếu.

Tại Nhật Bản, lễ hội Obon diễn ra sôi động trên khắp mọi miền từ ngày 13 đến 15.7 âm lịch nhằm tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ với lễ cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất cùng mâm hoa quả dâng lên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên. Bên cạnh đó, những điệu múa dân gian trong trang phục ki-mô-nô nhộn nhịp các con đường, khu công viên, đền miếu, ở các ngôi chùa nhằm “kể” lại những kỷ niệm với người đã khuất. Ngày cuối cùng của lễ Obon, hàng nghìn lồng đèn xinh xắn đầy màu sắc được thả trôi trên sông để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của riêng mình, một thế giới an lành. Lễ hội Obon được tổ chức cách đây hơn 500 năm, giờ đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là dịp mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.

Bốn cô gái đem lại 3 HCV bắn ná, bắn nỏ cho huyện Tiên Phước.Ảnh: A.SẮC
Bốn cô gái đem lại 3 HCV bắn ná, bắn nỏ cho huyện Tiên Phước.Ảnh: A.SẮC

Những ngày này khi đến đảo quốc Singapore, chúng ta sẽ nhìn thấy lễ cúng khắp ngả đường phố, nhất là tại các khu kinh doanh, cửa hiệu. Mặc dù Singapore được xem là đất nước văn minh, hiện đại bậc nhất châu Á nhưng tập tục cúng bái là một phần không thể thiếu bởi cộng đồng người Hoa sinh sống ở đây rất đông. Trong đó, những buổi văn nghệ quần chúng là nét văn hóa nổi bật trong dịp lễ hội trăng rằm tháng Bảy. Những sân khấu dựng tạm là nơi để các ca sĩ, vũ công nghiệp dư biểu diễn. Mọi người vẫn duy trì tục lệ thăm viếng phần mộ của người thân quá cố để sửa sang, quét dọn sạch sẽ.

Ngoài ra, ở các nước như Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… rằm tháng Bảy cũng là dịp để báo hiếu đấng sinh thành hay với tổ tiên, ông bà; đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh. Ngày nay, bên cạnh việc cúng dường, tạo phước trong mùa Vu lan, tín đồ Phật tử còn tổ chức các sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, văn nghệ mang đậm nét nhân văn, thu hút sự tham gia của nhiều người, dù theo các tôn giáo khác nhau.

Ở Malaysia, lễ Vu lan còn gọi là ngày Tổ tiên hay Lễ hội tháng Bảy. Theo phong tục, vào ngày Vu lan thì người dân nghỉ làm tất cả công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh. Trước đây, đốt vàng mã là tục lệ không thể thiếu trong nghi thức thờ cúng của người dân nơi đây. Thế nhưng, cùng với việc phát triển của xã hội, tập tục này ngày càng được tiết giảm phù hợp nhằm tránh gây lãng phí tiền bạc, mất vẻ đẹp phong tục, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tại Ấn Độ, tuy không có ngày lễ Vu Lan, nhưng tinh thần hiếu đạo trong giới Phật tử luôn được thể hiện rõ nét. Rất nhiều bia ký được phát hiện tại các di tích Phật giáo ở Ấn Độ đều cho thấy rằng, trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà sư cũng như tín đồ Phật giáo, từ hoàng tộc cho đến dân chúng đã xây chùa, dựng tháp, tạc tượng, dâng y... để cúng dường Tam bảo ngõ hầu hồi hướng công đức cho cha mẹ, tổ tiên và pháp giới chúng sinh.

KIM OANH

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Rằm tháng Bảy của người Á Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO