|
Siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines từ phía tây Thái Bình Dương vào sáng 8/11. Ảnh: NOAA. |
Trong 24 giờ tới, sau khi càn quét phía Nam Phillippines, bão Haiyan suy yếu đi một chút nhưng vẫn sẽ di chuyển rất nhanh khoảng 30 – 35km/h, tiến vào biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Đây sẽ là cơn bão thứ 13 hoạt động tại biển Đông trong năm nay.
Dự báo bão Haiyan sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung (Việt Nam) trong khoảng thời gian từ tối ngày mùng 10 đến rạng sáng ngày 11/11. Khi vào bờ, bão ở cấp 12 đến 13, giật cấp 14 đến 15.Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ chiều tối nay (8/11), vùng biển phía Đông Biển Đông gió sẽ mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 12, cấp 13, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 15, cấp 16, giật trên cấp 17. Biển động dữ dội. Cơ quan khí tượng cảnh báo bão Haiyan có thể là cơn bão là mạnh nhất trong vòng 10 năm gần đây.Siêu bão Haiyan do thiết bị MODIS trên vệ tinh Aqua chụp - Ảnh: Space.com |
Vệ tinh Aqua của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) đã chụp ảnh siêu bão Haiyan khi cơn bão dữ này tiến gần Philippines lúc 12 giờ 25 giờ địa phương (11 giờ 25 ở VN) bằng thiết bị phổ kế bức xạ phân giải hình ảnh trung bình (MODIS).
Các quan chức NASA thông báo hình ảnh do MODIS chụp trên vệ tinh Aqua cho thấy các dải băng rộng của những cơn giông gió xung quanh mắt bão Haiyan, cũng như cho thấy thời tiết sáng 7-11 tại Philippines.Vệ tinh Aqua của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) đã chụp ảnh siêu bão Haiyan khi cơn bão dữ này tiến gần Philippines lúc 12 giờ 25 giờ địa phương (11 giờ 25 ở VN) bằng thiết bị phổ kế bức xạ phân giải hình ảnh trung bình (MODIS).Ảnh từ máy dò hồng ngoại AIRS |
Các quan chức NASA thông báo hình ảnh do MODIS chụp trên vệ tinh Aqua cho thấy các dải băng rộng của những cơn giông gió xung quanh mắt bão Haiyan, cũng như cho thấy thời tiết sáng 7-11 tại Philippines.
Trong khi đó, máy dò hồng ngoại khí quyển (AIRS) của Aqua tập hợp dữ liệu hồng ngoại , đo nhiệt độ những đỉnh mây của "cơn bão quái vật" này và trên bề mặt của biển.Người phát ngôn của NASA Rob Gutro cho biết: “Dữ liệu hồng ngoại thể hiện chính xác mắt bão với những vòng đồng tâm là những cơn giông gió cũng như chiều sâu của hoàn lưu bão”. Nhiệt độ trong dải cơn giông quanh trung tâm bão Haiyan lạnh đến -63,15 độ C nên gây mưa rất lớn.Haiyan đã phát triển thành cơn bão lớn nhất trong năm 2013 với sức gió 320 km giờ và giật lên đến 370 km giờ - sức gió nhanh nhất kể từ sau siêu bão Tip năm 1979. Quan chức NASA cũng cho biết Haiyan di chuyển với tốc độ 40 km giờ và dự báo đến bờ biển Việt Nam sau khi đi qua Philippines.DOÃN HOÀNG (tổng hợp)