(QNO) - Bản thân hydrogen được coi là một phần quan trọng trong tương lai năng lượng sạch của chúng ta, nhưng thậm chí còn tốt hơn nữa là sản xuất hydro bằng năng lượng mặt trời, chứ không phải là điện lưới thông thường.
Lớp sơn quang năng vừa làm đẹp căn nhà vừa thu nhiên liệu hydrogen. |
Chuyên trang Newatlas cho biết các nhà nghiên cứu ở Úc đã có một bước đột phá đầy hứa hẹn để vừa làm đẹp cho ngôi nhà vừa sản xuất được hydro từ độ ẩm trong môi trường không khí. Đó là nhờ “sơn năng lượng mặt trời”.
Khí hydrogen có tiềm năng lớn trong vai trò nguồn nhiên liệu bền vững. Khi đốt để lấy năng lượng thì phụ phẩm của nó chỉ là nước. Nó hứa hẹn rất lớn để sử dụng trong các tế bào nhiên liệu nếu chúng ta có thể lưu trữ nó một cách an toàn. Nhưng một trong những thách thức khi nói đến việc sản xuất hydro hiện tại là phải sử dụng nguồn nhiên liệu hoá thạch.
Đơn giản chỉ điện phân nước để tách H2 và O2. Nhưng tốn điện, trang bị kỹ thuật phức tạp nên giá thành cao. Vì vậy, nghiên cứu khoa học hướng đến sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để thậm chí có thể lấy được hydro ngay từ nước bị nhiễm bẩn.
Hiện các nhà nghiên cứu tại Đại học RMIT của Úc đã phát triển cái mà họ mô tả như một loại sơn năng lượng mặt trời có thể tạo ra hydro. Bí quyết là một hợp chất mới được phát triển tương tự như silica gel thường thấy trong các gói hút ẩm để bảo quản thuốc men hay đồ đạc thông dụng.
Được gọi là molybdenum sulfua tổng hợp, hợp chất này có một ưu điểm vượt trội so với silica gel, nó hoạt động như một chất bán dẫn, kích hoạt sự phân chia các nguyên tử nước thành hydro và ô xy. Nhóm nghiên cứu sau đó phát hiện ra việc pha trộn hợp chất này với các hạt oxit titan có thể tạo thành một phần của một loại sơn hấp thụ ánh nắng mặt trời.
Newatlas dẫn lời tiến sĩ Torben Daeneke: "Titanium oxide là sắc tố trắng đã được sử dụng phổ biến trong sơn tường, khi bổ sung molybdenum sulfua để tạo ra loại sơn màu làm đẹp cho những bức tường gạch, và ở bất kỳ nơi nào có hơi nước trong không khí thì có thể dùng loại sơn quang năng này thu được khí hydro".
Nhóm nghiên cứu không công bố cách thu gữ, lưu trữ hydrro thế nào, có thể đó là một bí mật thương mại.
TẠ XUÂN QUAN