Thực phẩm 'cực độc' và cực tốt sau tiêm vắc xin COVID-19, không phải ai cũng biết

V.THU (Theo tienphong.vn) 15/07/2021 07:57

(QNO) - Sau khi tiêm vắc xin COVID- 19 có thể gặp một số tác dụng phụ như: nhức cánh tay, nhức đầu, sốt, đau mỏi cơ thể... Có nhiều loại thực phẩm sẽ giúp người tiêm giảm được triệu chứng của tác dụng phụ và một số thực phẩm sẽ 'rất độc' nếu bạn không biết để hạn chế sử dụng.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm làm giảm tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc xin COVID-19:

Thực phẩm giàu nước: Sau khi tiêm phòng vắc xin COVID -19 bạn hãy chọn các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao. Khi cơ thể của bạn được bổ sung đủ nước nó sẽ giúp bạn duy trì nhiệt độ cơ thể, giúp tinh thần của bạn trở nên thư thái, thoải mái hơn rất nhiều. Đồng thời, khi cơ thể bạn được bổ sung đủ nước sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng. Chính vì vậy, bạn hãy thử bổ sung các loại thực phẩm giàu nước như dưa hấu, dưa chuột, dứa, chanh leo... vào trong chế độ ăn uống sau tiêm.

Quả giàu vitamin C: Những loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, quýt, ớt chuông… giúp tăng cường sức đề kháng của bạn, khiến cho bạn giảm hẳn cảm cúm, ốm, sốt... tốt cho sức khỏe. Vì vậy, trước và sau khi tiêm phòng vắc xin COVID -19 bạn nên bổ sung các loại quả giàu vitamin C để bồi bổ sức khỏe.

Nghệ tươi: Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ nghệ tươi có đặc tính chống vi khuẩn, chống vi rút, chống viêm, giảm đau và chống nấm, nghệ thúc đẩy đáng kể hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, trong thành phần nghệ tươi chứa nhều Curcuminoids và tinh dầu rất tốt cho sức khỏe con người sau khi tiêm phòng vắc xin COVID -19.

Gừng tươi: Trong y học cổ truyền gừng là một loại gia vị chính không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn bổ sung thêm một số đặc tính chữa bệnh. Đồng thời, gừng còn rất giàu axit amin và các enzym quan trọng, gừng làm giảm viêm một cách ấn tượng, đồng thời làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng. Bạn cũng có thể thêm nó vào trà buổi tối của mình để cảm thấy thư giãn, giảm đau nhức, mệt mỏi, sốt sau khi tiêm phòng vắc xin COVID-19.

Rau lá xanh: Trong thành phần của các loại rau lá xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin C, carotenoids provitamin A, folate, mangan và quan trọng nhất là vitamin K…. Đây đều là những chất dinh dưỡng sẽ giúp duy trì sự trao đổi chất và bạn sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn. Đây là cách bổ sung tốt nhất cho sức khỏe sau tiêm vắc xin COVID -19.

Vitamin và khoáng chất có nhiều trong thực phẩm như:

Vitamin A có nhiều trong rau xanh có màu xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ như gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau giền cơm…và thức ăn động vật gan gà, gan lợn, gan bò,...

Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm

Vitamin C có nhiều trong rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tời, hành hoa, …trong các loại quả như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh,…

Vitamin D có nhiều gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa…

Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan; Sắt gây ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau giền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,…

Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp làm vết thương mau lành và giúp duy trì vị giác và khướu giác. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, khi thiếu kẽm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng, có biểu hiện biếng ăn chậm lớn, chậm phát triển chiều cao, các thức ăn giàu như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu,…

Lựa chọn và chế biến thực phẩm: thực phẩm phải tươi sống, không ăn những thực phẩm gia cầm và gia súc bị chết do nhiễm bệnh. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn khi thực phẩm chưa chín như: ăn tái, ăn giỏi, tiết canh, trứng ốp la, trứng sống,…Thực hiện 10 lời khuyên vàng trong chế biến thực phẩm, đặc biệt là vệ sinh giao thớt và rửa tay bằng xà phòng trước, trong, sau khi chế biến thực phẩm. Các thức ăn cần nấu chín kỹ, chế biến dạng lỏng, hay mềm, dễ tiêu hóa và theo sở thích của từng người.

Sau khi tiêm, người mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau thì cần chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua…đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu trường hợp sốt cao, đau nhiều thì có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau.

Phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm là sốt, vết tiêm nổi mẩn, mưng mủ. Tùy theo cơ địa từng người, từng loại vắc xin sẽ có phản ứng khác nhau, vì vậy sau khi tiêm cần được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp ít nhất là 30 phút mới ra về và tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế.

Tránh uống rượu trước và sau khi tiêm vắc xin

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ (4), cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vắc xin Covid-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vắc xin Covid-19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.

Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi chủng ngừa. Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.

Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Thực phẩm 'cực độc' và cực tốt sau tiêm vắc xin COVID-19, không phải ai cũng biết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO