(PR) - Suy giãn tĩnh mạch chân diễn ra do sự suy giảm chức năng của việc đưa máu về tìm của hệ thống tĩnh mạch nằm tại chân. Bệnh thường ít nguy hiểm, tiến triển chậm nhưng gây ra nhiều trở ngại, khó khăn cho người bệnh khi sinh hoạt.
Một vài nét về suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới diễn ra do sự suy giảm khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch ở tại vùng chân từ đây dẫn đến việc máu bị ứ ở chân và gây ra những biến đổi huyết động, làm biến dạng mô lân cận.
Bệnh có thể xảy ra những biến chứng khó lường và khó chữa như: chảy máu, loét chân lâu ngày, chàm da, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, giãn lớn tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu,...
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh suy giảm tĩnh mạch chân chiếm một tỉ lệ đáng kể. Đặc biệt là phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn với tỉ lệ 70% trên tổng số người mắc bệnh. Họ thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới là do nhiều yếu tố nguy cơ như việc mang thai nhiều lần, nội tiết tố thay đổi, thai nghén lên thành tĩnh mạch. Ngoài ra phụ nữ cũng mắc bệnh do phải đứng hoặc ngồi lâu ở một số ngành nghề cụ thể như dệt, may, chế biển thủy hải sản, giáo viên,... cùng với việc dùng giày không thích hợp.
Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ công nhân chế biến thủy sản bị giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm trên 70%. Các nhà khoa học dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống.
Tỷ lệ công nhân chế biến thủy sản ở Việt Nam bị giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm đến hơn 70% khiến cho nhiều lo ngại bệnh sẽ dần gia tăng do sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế.
Nguyên nhân và biến chứng giai đoạn tiến triển suy giãn tĩnh mạch chân
Hiện nay, nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy vậy, bệnh đã được xác định là có một số liên quan đến những yếu tố nguy cơ do việc tổn thương chức năng van một chiều hệ tĩnh mạch ngoại biên. Điều này là do:
● Yếu tố sinh hoạt do tư thế đi đứng gồm việc phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu mà lại ít vận động và mang vác nặng sẽ tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống chân. Từ đây tăng áp lực tĩnh mạch ở chân dần dà tổn thương van tĩnh mạch một chiều.
● Ngoài việc phải đứng nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn.
● Môi trường làm việc ẩm thấp cũng là một nguyên nhân và yếu tố khiến căn bệnh này trầm trọng hơn.
● Khiếm khuyết bẩm sinh van một chiều.
● Phụ nữ mang thai nhiều, sinh đẻ nhiều, sử dụng nhiều thuốc tránh thai, nội tiết hay người béo phì, quá cân, táo bón lâu năm, di truyền, chế độ ăn, hút thuốc lá, ít tập thể dục,... cũng là những yếu tố nguy cơ khiến bệnh trở nặng hơn.
● Quá trình suy giảm chức năng này còn do tuổi tác khi bệnh cũng thường gặp ở người già. Khi tuổi thọ tăng cao sẽ kéo theo sự xuất hiện của những căn bệnh do quá trình lão hóa trong đó có suy giãn tĩnh mạch chân,...
● Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng ngăn cản đưa máu về tim, viêm tĩnh mạch với việc hình thành huyết khối trong các tĩnh mạch nông và sâu.
Ở giai đoạn đầu, khi những triệu chứng tiến triển của suy giãn tĩnh mạch chân diễn ra âm thầm như khiến cho chân đau, chuột rút về đêm, nặng chân, mỏi chân hoặc cảm thấy châm chích, kiến bò ở chân. Ngoài ra còn xuất hiện một số mạch máu nhỏ liti nằm ở bàn chân, cổ chân.
Khi đến giai đoạn tiến triển, người bệnh sẽ có một số triệu chứng như đau nhức chân, phù chân, nặng chân. Việc thay đổi sắc tố ở vùng da chân cùng búi tĩnh mạch trương phình ở vùng chân cũng xảy ra.
Cuối cùng khi đến giai đoạn biến chứng, bệnh nhân sẽ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, giãn vỡ tĩnh mạch nông dưới da, loét chân hoặc thậm chí hoại tử chân,...
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến
Hiện nay cùng với sự phát triển của y học, nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới đã được nghiên cứu. Tuy nhiên để lựa chọn được phương pháp thích hợp thì bác sĩ cũng cần chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh. Suygiantinhmach.info là một địa chỉ đáng tin cậy giúp siêu âm cùng chẩn đoán bệnh với những triệu chứng lâm sàng, từ đó các bác sĩ nơi đây sẽ đưa ra phác đồ phù hợp cho bệnh nhân.
Một số phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến hiện nay bao gồm:
● Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới: Việc điều trị bằng thuốc cũng là một phương pháp hạn chế, giảm nhẹ tình trạng cùng một số triệu chứng bệnh gồm tê, nặng chân và đau nhức chân. Thuốc ngoài ra còn tăng tính bền của thành mạch hơn, từ đó thúc đẩy, cải thiện chức năng đưa máu trở về tim của tĩnh mạch chân và ngăn ngừa biến chứng.
● RFA - sóng cao tần: Phương pháp được đánh giá cao do nó là phương pháp điều trị ít xâm lấn. Nó thường được áp dụng trị liệu khi bệnh nhân đang ở giai đoạn 2 trở đi. Phương pháp tác động loại bỏ máu trào ngược ở tĩnh mạch lớn bằng việc loại bỏ tĩnh mạch nông bị tắc.
● Điều trị bằng kem bôi giãn tĩnh mạch: Phương pháp này chỉ áp dụng với những bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn đầu. Nó giúp cải thiện tình trạng tĩnh mạch mới bị tổn thương nhanh chóng giúp giảm những triệu chứng gồm đau bắp chân, nặng chân, cảm giác kiến bò và nóng rát,...
● Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng laser: Phương pháp laser là một phương pháp hiệu quả được nhiều nơi sử dụng do tính hiệu quả cao cùng nhiều ưu điểm. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể điều trị bằng phương pháp này.
● Phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch nông: Hai phương pháp phẫu thuật được nơi đây sử dụng là CHIVA và Stripping. Hai liệu pháp này nhằm mục đích giúp loại bỏ những tĩnh mạch nông ở vùng da chân. Việc tìm đến những bệnh viện đa khoa có chuyên khoa tim mạch, tuyến trung ương để thực hiện phẫu thuật điều trị được tiến hành chuẩn xác và hiệu quả.
Tìm hiểu chi tiết về bệnh suy giãn tĩnh mạch tại:
Website: https://suygiantinhmach.info/