Tận diệt chồn bay

Bh’riu Quân 02/04/2013 08:30

Theo già làng Cơlâu Nâm trú thôn Pơrning (xã Lăng), trước đây chồn bay ít người bắt được, vì nó chủ yếu sống trên cây cao và ngủ trong hốc cây. Việc dùng bẫy bằng dây không hiệu quả nên nhiều người dân chuyển sang dùng súng. Theo chân anh Arất Trực, người có nhiều kinh nghiệm trong việc săn bắt thú rừng, chúng tôi được chứng kiến “quy trình” hạ gục chồn bay. Anh bảo loài này rất khó bắt, ban ngày chúng ngủ, ban đêm mới ra ăn; đi săn phải chọn thời điểm đêm khuya. Khi gặp những cây có trái, chúng kéo đến cả chục con. Dùng đèn pin soi lên mắt chúng, tạo sự phản quang là điểm ngắm hạ con mồi. Mỗi đêm có thể bắn được 4 - 6 con, có đêm trúng 10 - 15 con. Già làng Cơlâu Nâm nói rằng, vì cách săn bắn này nên bây giờ, trong các cánh rừng sâu cũng không còn chỗ sinh sống cho chồn bay.

kết quả sau một đêm đi săn chồn bay.
kết quả sau một đêm đi săn chồn bay.
Chồn bay là loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Nó có đầu rộng, tai ngắn tròn hoặc tù; mắt to, màu nâu đỏ hay nâu lục nhạt. Màng cánh phủ tới đầu mút đuôi. Lông trên mặt cánh lốm đốm nâu xám, mặt dưới cánh nhạt hơn không có đốm. Con cái có màu xám sáng hơn chuyển dần sang màu nâu, thậm chí hơi đỏ. Chiều dài chi trước và chi sau gần như bằng nhau, có 5 ngón, các ngón chân nối nhau bằng màng da tới tận gốc vuốt chân. Đuôi của nó dài khoảng 24 - 25cm và cân nặng 0,9 - 1,3kg. Thức ăn của chồn bay là quả cây rừng. Chồn bay mang thai khoảng 8 tuần, đẻ mỗi lứa 1 con. Con sơ sinh yếu được nuôi trong túi do màng da ở phần đuôi tạo thành. Đây có thể xem như loài thú “có túi” duy nhất ở Việt Nam và khả năng nuôi con trong chiếc túi.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn tận diệt chồn bay là con vật này được dùng để chế biến thành món ăn đặc sản và chũa bệnh Apứa là món ăn đặc biệt với cách làm rất đơn giản, món này có mùi đặc trưng, người nào chưa quen rất khó ăn nhưng nếu đã ăn được sẽ khó quên được hương vị này. Theo những người cao niên, bao tử chồn bay giống như bao tử nhím, chữa được nhiều bệnh, còn ruột non có vị đắng chữa được các bệnh đường ruột. Chồn bay còn bổ dưỡng gân cốt, đặc biệt khi nấu thành cao hoặc rượu có thể trị bệnh tiểu đường. Từ những lời truyền miệng ấy, hiện nay nhiều người vẫn săn lùng thịt chồn bay còn tươi để về chế biến món ăn đặc sản. Một số nhà hàng cũng thu mua từ người dân để bán lại với giá từ 500 - 700 nghìn đồng/con.

Việc săn bắn chồn bay trên địa bàn huyện Tây Giang đang diễn ra ngày đêm dọc theo các tuyến đường Hồ Chí Minh, đường lên các xã vùng cao và một số tuyến nhánh trung tâm huyện. Người ta lùng sục tận các cánh rừng nguyên sinh. Số lượng chồn bay vì thế ngày càng khan hiếm.

Bh’riu Quân

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Tận diệt chồn bay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO