(QNO) - Chỉ số quốc gia khỏe mạnh nhất của Bloomberg xếp hạng tổng cộng 169 nền kinh tế dựa trên nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của người dân.
Thể dục là một trong những yếu tố giúp con người sống khỏe hơn. Ảnh: mymedicalmantra |
Theo đó, Tây Ban Nha đứng đầu danh sách của Bloomberg. Bốn quốc gia châu Âu khác nằm trong top 10 năm 2019 gồm Iceland (đứng thứ 3), Thụy Sĩ (thứ 5), Thụy Điển (thứ 6) và Na Uy (thứ 9). Dự báo vào năm 2040, Tây Ban Nha sẽ có tuổi thọ cao nhất thế giới, gần 86 năm; tiếp theo là Nhật Bản, Singapore và Thụy Sĩ.
Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia khỏe mạnh nhất, nhảy 3 bậc so với cuộc khảo sát năm 2017, lên vị trí thứ 4 so với các quốc gia, Singapore đứng thứ 8, Hàn Quốc thứ 17. Australia và Israel lọt vào top 10, cụ thể là ở vị trí thứ 7 và thứ 10.
Chỉ số xếp hạng sức khỏe các quốc gia dựa trên các yếu tố như tuổi thọ nhưng trừ điểm về rủi ro sức khỏe do thuốc lá, béo phí; môi trường bao gồm cả việc tiếp cận với nước sạch và vấn đề vệ sinh…
Việc thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải khuyến khích những loại thức ăn như cá, trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt, dầu ô liu giúp người dân các quốc gia như Tây Ban Nha và Italia ít mắc phải các bệnh tim mạch, hạn chế cholesterol xấu, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và ung thư. Ngoài ra, người dân Tây Ban Nha còn được hưởng lợi từ hệ thống y tế dự phòng.
Trong khi Mỹ và Tây Ban Nha rớt xuống hạn 35 và 53, do ngày càng có nhiều người trở thành nạn nhân của ma túy và nạn tự sát thì Cuba, quốc gia duy nhất không thuộc hàng các nước giàu nhưng lại có thứ hạng cao (30). Thành công này có thể do chính sách ưu tiên phòng ngừa bệnh tật của Cuba, thay vì ở Mỹ người ta tập trung vào chẩn đoán và chữa trị hơn.
Các nền kinh tế khu vực hạ Sahara chiếm đến 27/30 quốc gia có sức khỏe yếu ớt nhất.
NAM VIỆT