Sinh tồn trước biến đổi khí hậu

QUỐC HƯNG |

(QNO) - Hôm qua (21/3), Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (IPCC) công bố báo cáo tổng hợp lần thứ sáu về khí hậu - đây được ví như báo cáo "hướng dẫn sinh tồn cho nhân loại trước quả bom khí hậu".

 
Biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2022. Ảnh: AP/AFP

Khẩn trương cắt giảm khí thải

Nhiệt độ trái đất hiện tăng lên 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, hậu quả của hơn một thế kỷ đốt nhiên liệu hóa thạch, sử dụng đất và năng lượng không đồng đều và không bền vững, dẫn đến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn.

Tình trạng mất an ninh lương thực và nguồn nước do biến đổi khí hậu dự kiến gia tăng cùng sự nóng lên của trái đất, kéo theo nhiều hệ lụy như đại dịch và xung đột… càng trở nên khó quản lý hơn.

Nếu nhiệt độ được giữ ở mức 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, việc giảm phát thải khí nhà kính sâu, nhanh và bền vững sẽ là cần thiết trong tất cả các lĩnh vực trong thập kỷ này, giảm gần một nửa vào năm 2030 - một mục tiêu chính của Thỏa thuận Paris về khí hậu.

IPCC cho biết, phát triển thích ứng với khí hậu, giảm hoặc tránh phát thải khí nhà kính bao gồm khả năng tiếp cận năng lượng sạch, điện khí hóa ít CO2, vận tải không khí thải hay CO2 thấp, cải thiện chất lượng không khí… là những phương án hiện có, trong đó nhiều phương án có giá cả phải chăng.

Các chính phủ là chìa khóa

Quyền lực của các chính phủ trong việc giảm bớt các rào cản đối với việc giảm phát thải khí nhà kính, thông qua tài trợ công và tín hiệu rõ ràng cho các nhà đầu tư. 

Những thay đổi trong lĩnh vực thực phẩm, điện, giao thông, công nghiệp, tòa nhà và sử dụng đất là những cách quan trọng để cắt giảm khí thải, cũng như chuyển sang lối sống ít CO2, giúp cải thiện sức khỏe và phúc lợi.

Ông Hoesung Lee - Chủ tịch IPCC nói: "Việc chuyển đổi có nhiều khả năng thành công hơn khi có niềm tin - nơi mọi người làm việc cùng nhau để ưu tiên giảm thiểu rủi ro và khi lợi ích và gánh nặng được chia sẻ một cách công bằng. Nếu hành động ngay bây giờ, chúng ta vẫn có thể đảm bảo một tương lai bền vững đáng sống cho tất cả mọi người".

Thông điệp của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc António Guterres

Trong một thông điệp video được phát đi vào đầu tuần này, Tổng Thư ký Liên hiệp Quốc António Guterres mô tả báo cáo này như để hướng dẫn cách tháo gỡ quả bom hẹn giờ khí hậu sắp nổ ra.

Ông António Guterres phát biểu: "Nói tóm lại, thế giới của chúng ta cần hành động vì khí hậu trên mọi mặt - mọi thứ, mọi nơi, tất cả cùng một lúc".

Người đứng đầu Liên hiệp quốc đề xuất với Nhóm các nền kinh tế phát triển cao G20 về một hiệp ước đoàn kết khí hậu, trong đó các nước phát triển phải nỗ lực hơn nữa để cắt giảm khí thải vào năm 2040.

Đồng thời, các nước giàu hơn sẽ huy động các nguồn lực tài chính và kỹ thuật để hỗ trợ các nền kinh tế mới nổi để đảm bảo nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

[VIDEO] - Thông điệp của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (nguồn Globalnews):

Trên con đường hiện tại, hành tinh trên đà ấm lên 3,2 độ C vào cuối thế kỷ này và nhiệt độ vẫn có thể tăng ít nhất 2,2 độ C ngay cả khi các cam kết hiện tại được đáp ứng. "Chúng ta có các công cụ để ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro từ những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu, nhưng chúng ta phải tận dụng thời điểm này để hành động ngay" -  đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry nói.

TAGS

Biến đổi khí hậu làm gia tăng tử vong vì bệnh truyền nhiễm

NAM VIỆT |

(QNO) - Người đứng đầu Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét cho biết, biến đổi khí hậu làm tăng số ca tử vong liên quan đến các bệnh truyền nhiễm.

Lũ lụt - tác động của biến đổi khí hậu

QUỐC HƯNG |

(QNO) - Nhiều quốc gia trên thế giới đang chống chọi với lũ lụt nặng nề gây nhiều thiệt hại.

Học sinh Singapore tìm hiểu về biến đổi khí hậu

QUỐC HƯNG |

(QNO) - Singapore triển khai chương trình đặc biệt giúp hơn 600.000 học sinh tiếp cận các tài liệu, thông điệp về mực nước biển dâng và tham gia các dự án hành động vì khí hậu.

Biến đổi khí hậu khiến mùa nóng đến sớm hơn

NAM VIỆT |

(QNO) - Nhiều quốc gia trên thế giới đang gồng mình gánh chịu đợt nắng nóng bất thường và khắc nghiệt.