Quảng Nam phấn đấu đạt 520ha diện tích nuôi biển vào năm 2025

M.L |

(QNO) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch 3948 triển khai Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 1664 (ngày 4.10.2021) của Thủ tướng Chính phủ.

Ngư dân thả nuôi hải sản trong lồng bè. Ảnh: VIỆT NGUYỄN
Ngư dân thả nuôi hải sản trong lồng bè. Ảnh: VIỆT NGUYỄN

Theo kế hoạch, Quảng Nam tập trung phát triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô công nghiệp, hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập của cộng đồng cư dân ven biển, góp phần bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển đảo.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025 diện tích nuôi biển đạt 520ha, thể tích lồng nuôi 300 nghìn mét khối, sản lượng nuôi biển 5.400 tấn. Trong đó, diện tích nuôi trong ao (nuôi chuyên cá biển, nuôi cua xanh kết hợp với tôm sú, cá) đạt 500ha, sản lượng 800 tấn.

Diện tích nuôi ngao 20ha, sản lượng 100 tấn. Diện tích nuôi lồng, giàn (cá song, cá giò, cá chẽm, chim vây vàng, hồng mỹ, rong biển, nhuyễn thể...), sản lượng 4.500 tấn (cá biển 4.000 tấn, rong 200 tấn, nhuyễn thể 300 tấn). Tổng giá trị sản xuất đạt 887 tỷ đồng.

Đến năm 2030, phấn đấu diện tích nuôi biển đạt 540ha, sản lượng nuôi biển đạt 7.050 tấn. Trong đó nuôi trong ao 520ha, sản lượng 950 tấn; diện tích nuôi ngao bãi triều 20ha, sản lượng 100 tấn. Nuôi lồng, giàn với sản lượng 6.000 tấn (cá biển 5.000 tấn, rong 400 tấn, nhuyễn thể 600 tấn). Tổng giá trị sản xuất đạt 1.100 tỷ đồng.

Quảng Nam phấn đấu đến năm 2045, phát triển nuôi biển ổn định, trở thành bộ phận quan trọng trong ngành thủy sản và có đóng góp lớn về giá trị kinh tế biển, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

TAGS

Mở đường cho nghề nuôi biển - Bài cuối: Tạo động lực phát triển bền vững

VIỆT NGUYỄN |

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp; liên kết tạo chuỗi giá trị; ứng dụng công nghệ mới; tiếp sức bằng cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước... là những bước đi cần thiết để nâng tầm nghề nuôi biển Quảng Nam theo hướng công nghiệp, phát triển bển vững.

Mở đường cho nghề nuôi biển - Bài 2: Nhận diện thách thức

VIỆT NGUYỄN |

Chưa tự chủ về con giống, quy trình kỹ thuật nuôi chưa đảm bảo, công nghệ nuôi truyền thống lạc hậu... là những điểm nghẽn khiến nghề nuôi biển Quảng Nam chậm phát triển. Thêm vào đó, ảnh hưởng biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, nghề nuôi biển đối diện với nhiều rủi ro...

Mở đường cho nghề nuôi biển - Bài 1: Tiềm năng

VIỆT NGUYỄN |

Phát triển tự phát thời gian khá dài, với quy mô nhỏ lẻ nên nghề nuôi hải sản tại các vùng biển (nghề nuôi biển) trên địa bàn tỉnh bộc lộ nhiều hạn chế. Quảng Nam đang xây dựng giải pháp đồng bộ nhằm tạo cú hích cho nghề nuôi biển. Trong đó đặc biệt chú trọng đến các chính sách, cơ chế hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết tạo chuỗi giá trị để cụ thể hóa mục tiêu nuôi biển công nghiệp, bền vững.

Khai phá tiềm năng nuôi biển

Q.VIỆT |

(QNO) - Sáng nay 3.3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu chủ trì hội thảo “Phát triển bền vững nuôi biển ở Quảng Nam”.

Triển vọng nghề nuôi biển

VIỆT NGUYỄN |

Quảng Nam đang nỗ lực khơi thông lợi thế, đánh thức tiềm năng nuôi hải sản ở biển để góp phần phát triển kinh tế - xã hội.