Tìm cách gỡ vướng tài chính cho y tế cơ sở

XUÂN HIỀN 12/01/2024 09:15

Nhiều trung tâm y tế hiện gặp khó về nguồn chi trả chế độ phụ cấp theo Nghị định số 05/2023 của Chính phủ cho cán bộ y tế ở hệ điều trị. Cạnh đó, nhiều vướng mắc trong việc thực hiện tự chủ tài chính cũng gây khó cho các cơ sở y tế công lập.

Hệ thống y tế cơ sở ở miền núi gặp nhiều khó khăn khi thực hiện tự chủ tài chính. Ảnh: X.H
Hệ thống y tế cơ sở ở miền núi gặp nhiều khó khăn khi thực hiện tự chủ tài chính. Ảnh: X.H

Nghị định số 05/2023 của Chính phủ điều chỉnh chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở từ mức 40-70% lên 100%, được áp dụng từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2023.

Tuy nhiên, một số trung tâm y tế (TTYT) ở các địa phương như Tiên Phước, Tam Kỳ, Đông Giang, Thăng Bình, Quế Sơn đã không có nguồn kinh phí để chi trả chế độ theo quy định này.

Giải quyết lương và phụ cấp cho cán bộ Trường Cao đẳng Y tế trước Tết Giáp Thìn

Liên quan đến vụ việc nợ lương ở Trường Cao đẳng Y tế, được biết đến thời điểm này số tiền lương đang nợ 114 giảng viên, người lao động là 4,9 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội 1,4 tỷ đồng và chế độ phụ cấp 1,3 tỷ đồng.

Văn phòng Tỉnh ủy vừa có Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị Ban cán sự đảng UBND tỉnh khẩn trương lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đảm bảo chi trả lương và các chế độ phụ cấp năm 2023 cho cán bộ, viên chức và người lao động trước Tết Giáp Thìn 2024. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh khẩn trương nghiên cứu sự cần thiết và mô hình hoạt động, cơ chế tài chính của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn trước mắt và lâu dài; báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét trong quý I/2024.

Lý do, theo đại diện Sở Y tế, tại quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 05, quy định nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm, nguồn thu của các cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Nguồn thu từ các đơn vị y tế cơ sở và y tế dự phòng tuyến tỉnh chủ yếu thu từ dịch vụ khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, giá dịch vụ chưa cơ cấu phần phụ cấp tăng thêm theo Nghị định số 05. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 kéo dài từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2023, tình hình thu dung điều trị tại các cơ sở y tế đều sụt giảm, dẫn đến hụt thu sâu; phần lớn các đơn vị không đảm bảo cân đối chi thường xuyên, ngân sách cấp bổ sung để đảm bảo chi lương. Vì vậy, càng khó khăn về nguồn thu để giải quyết chế độ chính sách theo Nghị định số 05 đối với hệ điều trị.

Sở Tài chính đã tham mưu và đề xuất UBND tỉnh sử dụng nguồn cải cách tiền lương (CCTL) có dư của các cơ sở y tế, trường hợp thiếu nguồn thì ngân sách bổ sung. Tuy nhiên, quãng thời gian hơn 3 năm bị hụt thu do đại dịch, các đơn vị không thể thực hiện trích bù tạo nguồn CCTL, dẫn đến không có nguồn kinh phí chi trả chế độ Nghị định 05 của hệ điều trị.

Chưa kể, các khoản chi khám chữa bệnh BHYT vượt quỹ, vượt tổng mức chưa được chấp nhận thanh toán cũng ảnh hưởng nguồn tài chính của các đơn vị. Do đó, các TTYT có hệ điều trị chưa có nguồn để chi theo Nghị định số 05 và không đảm bảo để chi chênh lệch lương theo Nghị định số 24/2023.

Chưa kể, bất cập về phân loại tự chủ tài chính cũng gây khó cho các đơn vị. Đại diện TTYT huyện Đông Giang cho biết, đơn vị được phân loại tự chủ ở nhóm 2 - tức tự đảm bảo chi thường xuyên đối với hệ điều trị, tuy nhiên với số lượng bệnh nhân giảm sâu, TTYT gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện nay quỹ lương của các đơn vị có sự thay đổi mức lương cơ bản mới theo quy định tại Nghị định số 24 và số lượng người làm việc của hệ điều trị cũng thay đổi theo Thông tư số 03/2023.

Càng khó khăn hơn khi từ ngày 1/1/2024, Quảng Nam dừng chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo. Điều này dẫn đến các đơn vị công lập có hệ điều trị, đặc biệt ở các huyện miền núi, số lượng bệnh nhân giảm sút rất nhiều.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn yêu cầu các sở ngành phối hợp để tháo gỡ các vướng mắc về tài chính mà ngành y tế đang gặp phải. Riêng đối với hụt thu nguồn cải cách tiền lương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn đề nghị Sở Y tế phối hợp với các TTYT rà soát việc cân đối thu chi của các đơn vị, qua đó xác định nguồn và có kế hoạch trích lập tạo nguồn cải cách tiền lương để thực hiện theo đúng quy định.

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Tìm cách gỡ vướng tài chính cho y tế cơ sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO