Sáng qua 8.8,
Ngành VLXD Quảng Nam thời gian qua tương đối phát triển, có những bước tiến đáng kể về số lượng, đảm bảo chất lượng, đa dạng về chủng loại sản phẩm như xi măng, vật liệu xây nung và không nung, vật liệu lợp, bê tông, cát, đá xây dựng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 35 cơ sở sản xuất vật liệu xây, 6 cơ sở vật liệu lợp, 21 cơ sở đá xây dựng, 12 cơ sở cát xây dựng, 3 cơ sở gạch ốp lát, 3 cơ sở kính xây dựng. Ngoài ra, Quảng Nam đã hình thành các cơ sở sản xuất VLXD trang trí hoàn thiện có giá trị kinh tế cao như gạch ốp lát, sứ vệ sinh; nhà máy xi măng đang được đầu tư xây dựng với công suất 3.300 tấn clinker/ngày, dây chuyền đồng bộ từ công đoạn nghiền đến đóng bao, xuất xi măng, công suất 1,235 triệu tấn xi măng/năm. Tuy nhiên, ngành sản xuất VLXD của Quảng Nam vẫn còn những hạn chế trong đầu tư, hoạt động kinh doanh và quản lý, chưa đáp ứng tốt nhu cầu xã hội và phát huy đúng tiềm lực sẵn có.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã nêu ra những tồn tại, khuyết điểm về công tác quản lý, định hướng phát triển cũng như việc khai thác phục vụ công nghiệp sản xuất VLXD, đảm bảo môi trường, nhất là vấn đề quy hoạch. Các đại biểu cho rằng, Quảng Nam cần khẩn trương khảo sát, lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, xem đó là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hiện nay, có như vậy mới tận dụng được tiềm năng về nguồn tài nguyên khoáng sản, lợi thế về vị trí địa lý, đáp ứng yêu cầu chiến lược của ngành công nghiệp sản xuất VLXD. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý về nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD, có chính sách hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, thống nhất quản lý về VLXD, ban hành chính sách cơ chế phù hợp để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất VLXD không nung.
Công Tú