Trẻ nghiện điện thoại sẽ mắc những hội chứng nào?

V.THU (Theo doanhnghiepvn.vn) 18/05/2022 21:10

(QNO) - Khi nghiện điện thoại thông minh, trẻ dễ trở nên hung hãn nếu bị lấy lại và dần vô cảm với thế giới xung quanh.

Trẻ sử dụng quá nhiều điện thoại có thể mắc hội chứng hung hãn.
Trẻ sử dụng quá nhiều điện thoại có thể mắc hội chứng hung hãn.

Không thể phủ nhận điện thoại thông minh ngày nay đã trở thành vật dụng thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc để trẻ lạm dụng và trở thành “nghiện” điện thoại di động đã trở thành mối nguy hại thực sự cho sự phát triển của trẻ mà nhiều bậc phụ huynh không hề lường tới.

Theo các nghiên cứu y khoa cảnh báo rằng không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Còn với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế dưới 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức dưới 2 tiếng mỗi ngày. Trẻ em sử dụng các thiết bị điện tử quá sớm và quá nhiều có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt, rối loạn hành vi, chậm phát triển và giảm khả năng học tập. Nguy hiểm hơn là có thể mắc hội chứng TIC- một hội chứng khiến sẽ hung hãn hơn.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, trẻ xem điện thoại thông minh nhiều sẽ có biểu hiện nháy mắt và giật cơ hàm, nhíu mũi. Ngoài ra, trẻ cũng vô thức phát ra các âm thanh như âm hèm trong họng, hít mũi, gằn giọng. Đây là dấu hiệu điển hình của hội chứng TIC- đâylà một dạng rối loạn vận động hay một phát âm không chủ đích, xảy ra bất ngờ nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.

Bức xạ từ điện thoại có thể tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Trẻ dễ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, nguy cơ hình thành khối u não.
Bức xạ từ điện thoại có thể tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Trẻ dễ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, nguy cơ hình thành khối u não.

Hội chứng TIC được coi là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến hệ cơ vận động của cơ thể có tính di truyền. Ngoài ra, chấn thương đầu hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc, các chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh TIC.

Để khắc phục tình trạng này, cách đơn giản nhất là phụ huynh phải khéo léo giúp trẻ rời xa chiếc điện thoại hay máy tính bảng. Nếu trẻ đã thuộc dạng nghiện, mỗi ngày chơi nhiều giờ, khóc la, tỏ ra hung bạo khi bị lấy mất thiết bị.

Với những bé chưa nghiện điện thoại, chỉ cần vài ngày giảm bớt thời gian là bé có thể từ bỏ được ngay. Còn với bé đã nghiện thiết bị công nghệ, các em sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc thay đổi thói quen này.

Cách tốt nhất để giúp bé “cai nghiện” là phụ huynh cắt giảm thời gian cho trẻ dùng điện thoại. Nếu trước đây, mỗi ngày bé chơi điện thoại suốt 2 giờ hãy cố giảm dần xuống còn một giờ. Tuần sau lại tiếp tục giảm nhiều hơn nữa. Không nhất thiết phải ép trẻ tránh xa điện thoại hoàn toàn nhưng hạn chế càng nhiều càng tốt.

Bên cạnh đó, phụ huynh phải có phương án thay thế thiết bị công nghệ cho trẻ như đồ chơi phát triển trí tuệ, môn thể thao, trò vận động ngoài trời... Nếu duy trì thói quen này, sau một thời gian, tình trạng máy giật mắt, cơ hàm của bé sẽ từ từ giảm và hết hoàn toàn.

Nếu phụ huynh đã điều chỉnh và cân bằng thời gian dùng điện thoại của trẻ nhưng tình trạng nháy mắt và giật cơ hàm không thuyên giảm, kéo dài hoặc nặng thêm nên đưa bé đến các bệnh viện chuyên khoa nhi để được thăm khám tình trạng bệnh.

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Trẻ nghiện điện thoại sẽ mắc những hội chứng nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO