Thông tin doanh nghiệp

Trung hòa lượng phát thải carbon từ hoạt động bảo vệ môi trường

AN NHIÊN 15/12/2024 09:48

(PR) - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153 ngày 21/11/2024 quy định phí bảo vệ môi trường với khí thải. Chủ trương này nằm trong hoạt động nỗ lực đưa lượng phát thải ròng về 0 như cam kết "Net zero" vào năm 2050 của Việt Nam. Điều này buộc doanh nghiệp, nhà sản xuất phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp hạn chế phát thải và bảo vệ môi trường.

463970791_1248075799563893_3829356686408337130_n(1).jpg
Đồng hành cùng dự án túi lưới 0 đồng cho cộng đồng là một cách thức trung hòa carbon cho doanh nghiệp. Ảnh: AN NHIÊN

Báo động về tình trạng phát thải carbon

Theo báo cáo của các chuyên gia được công khai trên Tạp chí Kinh tế đặc biệt năm 2024 của VTV Digital - Đài Truyền hình Việt Nam, trung bình một người Mỹ thải ra 16,5 tấn CO2/năm. Con số này tại một số quốc gia khác lần lượt là: Trung Quốc - 7,2 tấn/năm; Ấn Độ - 1,7 tấn/năm và Việt Nam - 2,3 tấn/năm, những con số rất đáng báo động. Năm 2022, Việt Nam phát thải 344 triệu tấn CO2/năm, xếp thứ 17 trên toàn cầu, trong đó ngành năng lượng chiếm đến 63,3% lượng phát thải này.

270720230317-dinh-gia-carbon.jpg
Hiện nay, lượng carbon phát thải ra môi trường được đo đạc hằng năm đã đạt mức cảnh báo. Ảnh: AN NHIÊN

Từ năm 2023, Nghị định Châu Âu đã thông qua quy chế Carbon CBAM nhằm chặn đứng các dấu chân carbon "quá khổ" được nhập khẩu vào thị trường này, đồng thời, góp phần hạn chế các mô hình sản xuất có lượng phát thải carbon cao. Các nhà chức trách của cộng đồng Liên minh Châu Âu - EU cho rằng, tùy thuộc vào quá trình sản xuất sản phẩm mà dấu chân carbon của sản phẩm mang theo ít hay nhiều. Trong giai đoạn đầu triển khai quy chế Carbon CBAM, EU đã đưa 6 nhóm sản phẩm công nghiệp có nguy cơ rò rỉ carbon và lượng khí thải carbon cao như: xi măng, sắt, thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen.

Tại Việt Nam, nhằm theo kịp xu hướng tăng trưởng xanh của toàn cầu, tại Hội nghị lần thứ 28 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 28), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết với toàn thế giới: Việt Nam sẽ hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Cụ thể, Net Zero tức phát thải ròng bằng 0, là trạng thái mà tổng lượng khí phát thải nhà kính bao gồm Carbon Dioxide (CO2), Methane (CH4), Nitrous oxide (N2O), Hydrofluorocarbons (HFCs), trong hoạt động sản xuất và kinh doanh bằng 0.

thue-carbon1.png
Một số doanh nghiệp phương Tây đã hạn chế nhập khẩu các sản phẩm có dấu chân carbon cao. Ảnh: AN NHIÊN

Và động thái gần đây nhất, để giảm lượng phát thải hơn 344 triệu tấn CO2 mỗi năm, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153 ngày 21/11/2024, quy định đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định là bụi, khí thải công nghiệp xả ra môi trường phải được xử lý của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trong đó, có nội dung cấp phép về xả khí thải đối với cơ sở có xả khí thải.

Giải pháp trung hòa carbon

Bà Phạm Bích Hà - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ số cộng hưởng Echotech, chuyên viên khí nhà kính theo ISO 14064 - BSI cho biết, theo Quyết định 01 ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gồm 1.912 cơ sở. Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra danh mục phải kiểm kê cập nhật thành 2.893 cơ sở buộc kiểm kê và giảm nhẹ khí nhà kính.

net-zero-la-gi-2.jpg
Net Zero là cam kết của Chính phủ Việt Nam, đưa lượng phát thải về 0 vào năm 2050. Ảnh: AN NHIÊN

Những động thái trong nhiều năm liên tiếp vừa qua của Chính phủ và các bộ ngành trung ương đã cho thấy mục tiêu Net Zero không còn quá xa. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất, kinh doanh phát thải khí nhà kính, thậm chí chưa nằm trong danh mục mà Bộ Tài nguyên và Môi trường thống kê cũng nên có những hành động cụ thể để trung hòa khí thải, giảm phát thải carbon nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường.

Theo bà Hà, có nhiều giải pháp để hướng tới việc trung hòa carbon, hoặc mua tín chỉ carbon từ những đơn vị cấp phép, hoặc tham gia vào các chương trình mang tính cộng đồng, bù trừ lượng carbon phát thải. Hiện nay hoạt động mua bán tín chỉ carbon vẫn chưa được phổ biến do việc xác lập, kiểm kê còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, ở mục tiêu tương tự, việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, bảo vệ môi trường trở nên dễ dàng hơn.

Niềm vui lan toả khi túi tái chế từ lưới đánh bắt của ngư dân được sử dụng ngày càng rộng rãi. Ảnh: PHAN VINH
Niềm vui lan toả khi túi tái chế từ lưới đánh bắt của ngư dân được sử dụng ngày càng rộng rãi. Ảnh: AN NHIÊN

Công ty CP Công nghệ số cộng hưởng Echotech đã và đang triển khai dự án túi lưới bảo vệ môi trường - Echobag. Theo đó, dự án tổ chức thu gom rác thải là lưới đánh bắt của ngư dân đã qua sử dụng. Sau đó, thiết kế và tạo ra những chiếc túi đa năng, tiện dụng. Hiện nay, dự án đang đồng hành cùng các chương trình bảo vệ môi trường ở cộng đồng như Câu lạc bộ đi chợ không túi ni lông của phụ nữ xã Tam Thanh (TP.Tam Kỳ), mô hình "Gia đình 5 có 3 sạch" của Hội LHPN thị xã Điện Bàn.

[VIDEO] - Bà Phạm Bích Hà chia sẻ về giải pháp trung hòa carbon cho doanh nghiệp:

"Tất cả quy trình từ việc thu gom lưới đánh bắt đã qua sử dụng, sản xuất túi lưới, trao cho cộng đồng sử dụng và hiệu quả mà từng chiếc túi lưới mang lại đều được đo lường, kiểm kê thông số tích cực tác động đến môi trường, đặc biệt là thông số bù trừ lượng phát thải carbon. Vì vậy, doanh nghiệp đang có hoạt động phát thải khí carbon ra môi trường có thể đồng hành cùng dự án túi lưới Echobag để trung hòa carbon, đạt được sự cân bằng giữa lượng khí carbon phát ra và lượng khí carbon được loại bỏ hoặc giảm bớt" - bà Hà nói.

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Trung hòa lượng phát thải carbon từ hoạt động bảo vệ môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO