Tương lai của Trạm vũ trụ quốc tế ISS đang bị đe dọa

An Trương 02/03/2022 16:23

(QNO) - Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga sẽ ảnh hưởng đến cơ quan vũ trụ của Nga Roscosmos.

Được xây dựng và điều hành bởi Mỹ, Nga, Châu  u, Nhật Bản và Canada, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) thường ở chịu ảnh hưởng bởi những xung đột về địa chính trị. Ảnh: NASA/Roscosmos
Được xây dựng và điều hành bởi Mỹ, Nga, châu Âu, Nhật Bản và Canada, Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) thường ở chịu ảnh hưởng bởi những xung đột về địa chính trị. Ảnh: NASA/Roscosmos

Được xây dựng và điều hành bởi Mỹ, Nga, châu Âu, Nhật Bản và Canada, Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) thường ở chịu ảnh hưởng bởi những xung đột về địa chính trị. 

Trạm vũ trụ quốc tế lần đầu tiên được hình thành trên bản vẽ của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vào đầu những năm 1980. Do chi phí tăng cao so với ước tính ban đầu, các quan chức NASA đã mời các đối tác quốc tế từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Canada và Nhật Bản tham gia dự án.

Khi Liên Xô sụp đổ vào cuối Chiến tranh lạnh vào đầu những năm 1990, chương trình vũ trụ của Nga rơi vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng, thiếu kinh phí và phải di tản các kỹ sư cũng như quan chức của chương trình. Để tận dụng kiến ​​thức chuyên môn của Nga về các trạm vũ trụ và thúc đẩy hợp tác sau Chiến tranh lạnh, Daon Goldin - quản trị viên NASA vào thời điểm đó, đã thuyết phục chính quyền Tổng thống Bill Clinton đưa Nga vào chương trình.

ISS được tạo thành từ 16 mô đun do các quốc gia khác nhau xây dựng. Theo các thỏa thuận, mỗi quốc gia duy trì quyền kiểm soát cách sử dụng các mô đun của mình. Nga đang điều hành Zarya, cung cấp điện cũng như động cơ cho trạm và Zvezda - cung cấp tất cả các hệ thống hỗ trợ sự sống của trạm như sản xuất ô xy và tái chế nước.

Mặc dù về mặt lý thuyết, tất cả phi hành đoàn trên tàu đều có thể tham gia và sử dụng bất kỳ mô đun nào, nhưng cách chúng được sử dụng phải được sự chấp thuận của từng quốc gia. Cách hoạt động này đã áp dựng từ hơn 20 năm trước, nhưng vẫn có một số tranh chấp xảy ra.

Khi các lực lượng Nga sáp nhập lãnh thổ Crimea vào năm 2014, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Do đó, các quan chức Nga thông báo rằng họ sẽ không phóng phi hành gia Mỹ đến và đi từ trạm vũ trụ bắt đầu từ năm 2020.

Kể từ khi NASA ngừng hoạt động tàu con thoi vào năm 2011, Mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào tên lửa của Nga để đưa các phi hành gia đến và đi ISS, và mối đe dọa này có thể đồng nghĩa với việc chấm dứt hoàn toàn sự hiện diện của người Mỹ trên trạm vũ trụ.

Mặc dù Nga sau đó không thực hiện biện pháp đáp trả và tiếp tục vận chuyển các phi hành gia Mỹ, nhưng mối đe dọa này vẫn được Mỹ xem xét một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên tình hình ngày nay hoàn toàn khác. Mỹ đã dựa vào tên lửa SpaceX của tỷ phú Elon Musk để vận chuyển các phi hành gia đến và đi từ ISS.

The Conversation dẫn bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24.2 cho biết các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ “làm suy giảm ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Nga, bao gồm cả chương trình không gian”.

Đáp lại, ông Dmitry Rogozin, người đứng đầu Roscosmos, cho rằng các mô đun của Nga là chìa khóa để di chuyển trạm khi cần né tránh rác trong không gian hoặc điều chỉnh quỹ đạo của nó. Vì vậy, Nga có thể từ chối di chuyển trạm khi cần thiết hoặc thậm chí đâm nó vào Mỹ, châu Âu, Ấn Độ hoặc Trung Quốc.

Mặc dù có vẻ nghiêm trọng, lời đe dọa này khó có thể thực hiện trong thực tế, nhất là việc đưa các phi hành gia Nga đang ở ISS ra khỏi trạm một cách an toàn.

Vào tháng 12.2021, Mỹ công bố ý định gia hạn hoạt động của ISS từ ngày kết thúc dự kiến ​​là năm 2024 đến năm 2030. Hầu hết các đối tác của ISS bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch này, nhưng Nga cũng sẽ cần phải đồng ý để ISS tiếp tục hoạt động sau năm 2024.

“ISS đã là một ví dụ điển hình cho cách các quốc gia có thể hợp tác với nhau trong một nỗ lực tương đối không có chính trị. Căng thẳng gia tăng, các mối đe dọa và các hành động hung hăng hơn của Nga - bao gồm cả vụ thử vũ khí chống vệ tinh gần đây - đang làm căng thẳng thực tế của hợp tác quốc tế trong không gian trong tương lai”, Giáo sư Wendy Whitman Cobb, Giáo sư nghiên cứu Chiến lược và an ninh tại Đại học Hàng không đưa ra nhận định với The Conversation.

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Tương lai của Trạm vũ trụ quốc tế ISS đang bị đe dọa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO