Công tác chính trị, tư tưởng có vị trí vai trò quan trọng, cùng với công tác tổ chức hình thành nền tảng “thế chân kiềng” trong công tác xây dựng Đảng. Sau ngày đất nước thống nhất, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là sau ngày tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, ngành Tuyên giáo Quảng Nam tập trung làm tốt hai chức năng của ngành là tham mưu cho cấp ủy và thực hiện các nhiệm vụ do cấp ủy giao trong lĩnh vực tuyên giáo, tập trung ở các lĩnh vực trọng yếu là tư tưởng, văn hóa, khoa giáo, lịch sử Đảng.
Chấm chọn tác phẩm tham dự cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức. Ảnh: LÊ NĂNG ĐÔNG |
Thông qua công tác tư tưởng, ngành tuyên giáo đã góp phần đổi mới tư duy của các cấp ủy đảng và đảng viên nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đảng bộ. Nhất là đổi mới tư duy trong việc lựa chọn công nghiệp và dịch vụ làm hướng phát triển của Quảng Nam. Bám sát yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, toàn ngành đã tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên, nhất là thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; xây dựng, củng cố hệ thống báo chí cách mạng của tỉnh ngang tầm với yêu cầu công tác chính trị, tư tưởng của đảng bộ.
Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, 85 năm qua, đặc biệt là từ sau ngày tái lập tỉnh, ngành Tuyên giáo Quảng |
Cùng với đó, ngành tập trung tham mưu Tỉnh ủy nhiều chủ trương trong các lĩnh vực văn hóa, khoa giáo nói chung và chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa của Quảng Nam nói riêng. Tham mưu thực hiện đổi mới việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng đạt hiệu quả; làm tốt công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, nghiên cứu đề tài chiến tranh cách mạng, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
PV: Thưa đồng chí, yêu cầu của công tác tuyên giáo nói chung, công tác chính trị, tư tưởng của Đảng nói riêng đặt ra đối với ngành tuyên giáo của tỉnh trong tình hình mới là gì?
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ngô Văn Hùng: Vấn đề đặt ra và cần làm nhất là toàn ngành phải đổi mới phương thức công tác chính trị, tư tưởng cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế. Đồng chí Nguyễn Văn Linh - nguyên Tổng Bí thư của Đảng, lúc sinh thời hay nói về kinh nghiệm công tác chính trị tư tưởng bằng 10 chữ “điều, nghiên, phân, tổng, phổ, tuyên, văn, giáo, huấn, hành”. Nghĩa là, những người làm công tác chính trị, tư tưởng đòi hỏi phải sử dụng toàn bộ các kỹ năng của con người về tư duy, chân, tay, tai, mắt để đi và nhìn thấy thực tế, nghe dư luận, phản ảnh của cán bộ, đảng viên, nhân dân theo phương châm “nói cho dân nghe và nghe dân nói” (tổ chức đối thoại với nhân dân). Và hơn thế nữa, không những tuyên truyền bằng lời nói mà còn phải hành động để nêu gương; gương mẫu trong thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng để tuyên truyền, vận động mọi người làm theo.
Với những thành tích xuất sắc trong công tác, năm 2008, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba, và hiện nay, đang làm hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì. Trong 5 năm qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được nhận Cờ thi đua của Chính phủ, 2 Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương, Cờ của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Cờ thi đua của UBND tỉnh cùng nhiều bằng khen về những thành tích xuất sắc trong thực hiện các nhiệm vụ công tác... |
Thấm nhuần tinh thần đó, những người làm công tác tuyên giáo của tỉnh không ngừng rèn luyện bản lĩnh, trưởng thành, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ra sức tu dưỡng đạo đức cách mạng, đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, xứng đáng là “vũ khí” sắc bén của Đảng. Góp phần tạo sự thống nhất cao trong nội bộ Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, ý thức cảnh giác và đấu tranh có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; giữ vững ổn định chính trị. Không ngừng phát huy truyền thống văn hóa, cách mạng, huy động mạnh mẽ các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển tình nhà. Đồng thời chung tay đẩy lùi hiện tượng tiêu cực, giải quyết tốt các vấn đề trọng tâm về xây dựng Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
PV: Và nhiệm vụ trước mắt của ngành tuyên giáo đối với Đảng bộ Quảng Nam, thưa đồng chí?
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ngô Văn Hùng: Như chúng ta đều biết, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của các cấp ủy đảng là đang tiến hành chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Vì vậy, ngành tuyên giáo đã và đang tập trung làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy đảng về nội dung đại hội, trọng tâm là báo cáo chính trị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội đảng bộ các cấp, gắn với tuyên truyền nhân rộng các điển hình trong phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các ngành, địa phương và các phong trào hành động cách mạng của nhân dân. Kịp thời nắm bắt và phản ảnh với cấp ủy về tình hình tư tưởng trong Đảng và xã hội để có những giải pháp nhằm bảo đảm an ninh tư tưởng, trật tự, an toàn xã hội… góp phần tạo khí thế mới, vận động toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân nêu cao quyết tâm, nỗ lực phấn đấu đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của Quảng Nam trong nhiệm kỳ mới.
PV:Cảm ơn đồng chí!
NGUYÊN ĐOAN (Thực hiện)