Bám sát tiêu chí của Trung ương để triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

ALĂNG NGƯỚC |

(QNO) - Sáng nay 20.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn làm việc với Ban Dân tộc tỉnh để nghe báo cáo công tác chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: A.N
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: A.N

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu kinh phí thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi của tỉnh hơn 3.566 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn này, dự kiến triển khai 10 dự án, chương trình cụ thể, bao gồm: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư; phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi; phát triển GD-ĐT nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ngoài ra, còn có các dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; truyền thông tuyên truyền, vận động vùng DTTS và miền núi, kiểm tra giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn đánh giá cao công tác chuẩn bị các đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi của Ban Dân tộc tỉnh. Đồng thời nhấn mạnh, các chương trình triển khai phải bám sát tiêu chí của Trung ương, cũng như sát với tình hình thực tiễn tại các địa phương theo các danh mục ưu tiên.

Đồng chí Trần Anh Tuấn đề nghị trong quá trình triển khai các dự án không nên trải đều theo từng huyện, mà phải tùy theo nhu cầu, mức độ khó khăn, bức thiết của từng địa phương. Phải đảm bảo với nhu cầu thực tế về hạng mục đầu tư bức thiết, có tính lan tỏa cao, nhằm kích thích phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Ngoài ra, cần lồng ghép các nguồn lực đầu tư; tham mưu các tiêu chí định mức phân bổ kinh phí; chủ động làm việc, triển khai với các địa phương miền núi để sớm xúc tiến chủ trương đầu tư các dự án liên quan...

TAGS

Biến động hộ nghèo tập trung khu vực miền núi

DIỄM LỆ (thực hiện) |

Kế hoạch rà soát hộ nghèo năm 2021 được ấn định thực hiện từ ngày 15.9 đến ngày 15.11 tới và sẽ áp dụng theo 2 mức chuẩn của giai đoạn 2016 - 2020 và 2021 - 2025. Biến động về tỷ lệ hộ nghèo được dự báo sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi. Vì thế, mục tiêu giảm nghèo của giai đoạn tiếp theo cũng sẽ ưu tiên ở khu vực này. Báo Quảng Nam Cuối tuần đã có các cuộc trao đổi với địa phương, sở ngành liên quan về vấn đề này.

Tây Giang - điểm sáng về sắp xếp dân cư miền núi

HOÀNG ĐẠO – HỒ QUÂN – NGUYỄN QUỲNH |

(QNO) – Với đặc thù miền núi cao, cư dân sống phân tán, Tây Giang đã chọn 5 bước đi là giao thông - mặt bằng - trường, trạm - ruộng, rừng - du lịch, dịch vụ làm chiến lược phát triển dài hơi. Và với tư duy, tầm nhìn xa của các thế hệ lãnh đạo, quyết sách xác định giao thông - mặt bằng dân cư là nhiệm vụ ưu tiên trước hết đang tạo nên bước ngoặc đổi thay cho huyện biên giới này.

Cơ chế đầu tư cho cụm công nghiệp miền núi

LÊ DIỄM |

(QNO) - Hôm nay 29.9, HĐND tỉnh khóa X sẽ thảo luận, xem xét cơ chế đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.