Bị tai nạn trên đường về quê tránh dịch, hai người đàn ông không tiền vào viện

TÂM ĐAN |

(QNO) - Trên hành trình từ về quê tránh dịch, hai người đàn ông ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh chở nhau trên xe máy không may gặp tai nạn được người dân Quảng Nam đưa vào Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc cấp cứu, điều trị.

 
Ngoài gãy chân, anh Phượng còn bị thương ở vùng đầu, mặt. Ảnh do anh Nguyễn Đức Mỹ cung cấp

Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Nam qua điện thoại, anh Nguyễn Đức Mỹ (38 tuổi, ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết đang ở trong bệnh viện để chăm sóc anh Nguyễn Đình Phượng (36 tuổi, ở xã Bình An, huyện Lộc Hà) - người đi cùng anh trên hành trình về quê, bị tại nạn gãy chân vào sáng ngày 3.10.

Anh Mỹ kể, 8 giờ sáng ngày 2.10, anh Phượng chở anh từ Bình Dương cùng đoàn về quê sau hơn 4 tháng mưu sinh nơi đất khách quê người. Sau 19 giờ đồng hồ rong ruổi trên xe, xe của hai anh em không còn bám theo được đoàn, tụt lại phía sau.

Đến khoảng 3 giờ sáng ngày 3.10, khi đến địa phận xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) thì cả xe và người loạng choạng rồi lao xuống con mương ven đường. “Anh em tôi lúc đó vừa đói vừa mệt, lại gặp tai nạn giữa đường ứa nước mắt không biết kêu ai. May có một chị nhà ở bên đường thấy vậy đã mua bánh mỳ, sữa cho ăn rồi hỗ trợ đưa Phượng vào trạm y tế sơ cứu, sau đó chở đến bệnh viện” - anh Mỹ chia sẻ.

Theo anh Mỹ, cách đây hơn 4 tháng hai anh em rủ nhau vào Bình Dương xin làm phụ hồ cho một công trình. Mới làm được hơn tháng rưỡi thì dịch bệnh bùng phát, địa phương giãn cách toàn xã hội nên đành bó gối trong phòng trọ suốt 3 tháng ròng. Tiền lương dành dụm gần 6 triệu đồng cộng với tiền hỗ trợ 800 nghìn đồng của tỉnh Bình Dương cũng chỉ đủ cầm cự qua ngày.

Đầu tháng 10 nghe tin thành phố hết giãn cách, cho phép người dân ra khỏi thành phố, hai anh em gói đồ rủ nhau chạy xe về quê. “Lúc về, may có mấy anh bạn cho tiền đi làm xét nghiệm và đổ xăng chứ trong người không còn đồng nào” - anh Mỹ nói.

Hành trình về quê cực khổ nhưng không trọn vẹn khi cả hai “mắc kẹt” tại Quảng Nam. Anh Mỹ cho hay, bệnh viện nói trước mắt phải ở lại bệnh viện trong vòng 14 ngày để vừa điều trị, vừa cách ly do 2 người về từ vùng dịch. Hiện sức khỏe anh Phượng tạm ổn, chỉ đau do vết thương. Hai người cũng đã gọi điện báo cho gia đình để mọi người bớt lo lắng. Tuy nhiên cả hai đều khá lo lắng vì không có người quen tại Quảng Nam, trong khi do điều kiện dịch bệnh người nhà cũng không thể vào thăm.

“Vào viện tôi mới đóng tạm được 500 ngàn đồng trong khi bệnh viên bảo đóng 3 triệu đồng để điều trị. Chừ cũng không biết tính thế nào, trước mắt cứ chăm sóc cho Phượng đã, hết 14 ngày mong sao được ai đó hỗ trợ để hai anh em tiếp tục về quê” - anh Mỹ lo lắng.

Được biết, trước hoàn cảnh khó khăn của anh Phượng và anh Mỹ, một số nhà hảo tâm ở huyện Đại Lộc đã kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ. Anh Mỹ cho biết trong ngày 5.10 đã nhận được quần áo, khăn tắm, xà phòng... do người dân địa phương giúp.

TAGS

Dẫn đường gần 1.200 người dân qua địa bàn Quảng Nam về quê

P.V |

(QNO) - Gần 1.200 người từ các tỉnh phía Nam đi theo đường Hồ Chí Minh được lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) hỗ trợ, dẫn đường qua địa bàn Quảng Nam an toàn.

Hỏng xe máy khi về quê tránh dịch, vợ chồng người H’mông được tặng xe mới

THÀNH CÔNG - TRỌNG Ý |

(QNO) - Trên đường từ tỉnh Bình Phước về quê tránh dịch, một xe máy trong đoàn người H’mông ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) không may bị tai nạn, hỏng xe tại thị trấn Khâm Đức (Phước Sơn). Ngay sau khi nhận tin, một doanh nghiệp đã tặng xe máy, hỗ trợ lộ phí để nhóm người tiếp tục hành trình.

Quảng Nam tiếp tục đón công dân về quê bằng đường hàng không

MỸ LINH |

(QNO) - Sáng nay 29.9, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 6734 tổ chức đón bà con Quảng Nam từ TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam về quê bằng đường hàng không, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí và khu cách ly do Nhà nước quản lý.

Hỗ trợ lao động về quê tránh dịch Covid-19: Cân nhắc phương án phù hợp

DIỄM LỆ |

Giải quyết việc làm cho người lao động (LĐ) từ các nơi trở về quê trong dịch Covid-19 là cam kết của lãnh đạo tỉnh. Các cơ quan có trách nhiệm đang tiến hành khảo sát trình độ tay nghề và nhu cầu của số LĐ trên để lập phương án riêng. Phương án này dựa trên cơ chế nào và liệu có đáp ứng lựa chọn của đối tượng LĐ này hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Trong khi việc thực hiện các cơ chế đặc thù hỗ trợ các DN và người LĐ tại chỗ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vẫn gặp nhiều vướng mắc.